Nhà khoa học chân chính thua người “đi đêm”

(VietQ.vn) – Khi có một nền tảng công bằng thì sẽ có cạnh tranh lành mạnh giữa các nhà khoa học, hạn chế về cơ bản nạn “chạy cửa sau” dẫn đến cửa quyền, tham nhũng…

15.6112

Việc lập Hội đồng, xét duyệt đề tài lúc nào cũng là vấn đề “nóng và nhạy cảm” của khoa học Việt Nam. Chất lượng Việt Nam xin giới thiệu bài viết của PGS.TS Nguyễn Thị Trâm, phó Viện trưởng viện Sinh học Nông nghiệp, ĐH Nông nghiệp Hà Nội - một trong những nhà khoa học nổi tiếng về lúa gạo.

Phó Giáo sư - Tiến sĩ Nguyễn Thị Trâm đã lai nhiều tổ hợp, đánh giá trên nhiều vùng và tuyển chọn được các giống lúa lai hai dòng mới và lúa lai ba dòng mới: CT16

Mong muốn của nông dân…

Trên thực tế hoạt động những năm qua, chúng tôi thấy, giữa các đơn vị nghiên cứu có kết quả có thể tương đương nhau nhưng đơn vị nào mà tự chủ sẽ làm nhanh hơn, do họ chịu sức ép về tài chính, buộc họ phải bán bản quyền nhanh. Khi doanh nghiệp đã mua bản quyền thì sẽ tìm mọi cách để sản xuất được nhiều, phát triển thị trường rộng để kinh doanh. Nhờ vậy, nông dân sẽ được hưởng lợi từ thành quả KHCN sớm hơn.

Bán giống gây hạt lép còn đổ cho thời tiết

PGS.TS Nguyễn Thị Trâm cho rằng, việc giống lúa BC15 là do giống lúa không phù hợp với vụ xuân ở các tỉnh phía Bắc nước ta, chứ không phải do thời tiết năm nay lạnh. Thiệt hại lúa lép lên đến 400 tỷ đồng.

Nhà khoa học về lúa còn cho rằng, nguyên nhân sâu xa của việc này xuất phát từ việc chúng ta chưa có Hội đồng giống Giống quốc gia. Hơn nữa, không nên để Cục trưởng cục Trồng trọt làm Chủ tịch Hội đồng nghiệm thu giống.

Có thể ví KHCN nước ta đi theo mô hình “tuyến tính – đóng”. Nhiệm vụ KHCN sắp xếp liên tục theo công đoạn khoa học, rồi đến công đoạn công nghệ, nối tiếp nhau theo một đường thẳng. công nghệ gắn chặt vào khoa học, lấy nguyên liệu từ đầu ra của khoa học, khối lượng sản phẩm của công nghệ thường bé hơn khối lượng các kết quả nghiên cứu khoa học, rất bất hợp lý.

“Đấu thầu” đề tài là đổi mới quan trọng nhất trong thời kỳ vừa qua, là điểm nhấn quan trọng của luật KHCN. Điều này có nhiều ưu điểm như mở rộng dân chủ, chọn được chủ nhiệm viết thuyết minh giỏi nhất, dự toán kinh phí tiết kiệm nhất…). Nhưng đa số mới chỉ chọn được thuyết minh “chạy tốt” chứ chưa chắc đã chọn được sản phẩm khoa học tốt.

Vì vấn đề thời gian nên đa số đề tài chỉ kịp trả sản phẩm “trung gian” hay là “bán thành phẩm” thôi.

Trên đồng ruộng, nông dân trồng lúa luôn cần giống tốt (năng suất cao và ổn định, sinh trưởng ngắn, chất lượng gạo ngon, chống chịu sâu bệnh, hạn, úng, chua, mặn…). doanh nghiệp thì cần giống tốt để bán cho nông dân.

…và sự bất hợp lý của quản lý

Ngân sách chỉ cấp tài chính cho một đơn vị trúng thầu nhờ bản thuyết minh “chạy”. Khi chỉ có một đơn vị duy nhất thực hiện chọn tạo giống theo mục tiêu đặt hàng, bên cạnh việc lo chọn giống còn phải lo chứng từ sao cho hợp lệ thì làm sao chọn được giống tốt.

Nhưng điều nguy nhất là khi chỉ có một nhóm làm, không có ai cùng so sánh, cạnh tranh thì khi nghiệm thu, giống lúa mới của anh ta lại đem so sánh với giống cũ (tất nhiên là tốt hơn rồi) chứ không “đọ” với những giống mới tạo ra trong cùng thời điểm…

Cách quản lý như vậy đã thủ tiêu cạnh tranh, một động lực cơ bản để phát triển kinh tế thị trường.

Lúa lép BC 15 do con người, không phải do thời tiết.

Hơn nữa, các giống bán thành phẩm đó, nông dân không dùng được. Nên người làm ruộng cứ chờ mãi không thấy giống của nhà khoa học trong nước tạo ra. Vì cung không song hành cùng cầu nên doanh nghiệp phải đi mua giống nước ngoài về và bán cho dân.

Còn Cục Trồng trọt (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) tiêu biết bao tiền của dân, nhân lực để tổ chức khảo nghiệm, lập Hội đồng công ngận giống cho nước ngoài, trợ giá cho nông dân (thực chất là trợ giá nguồn cung nước ngoài để khuyến khích cầu trong nước).

Phải xóa bỏ “đi cửa sau

Để luật KHCN thúc đẩy sự phát triển, cần tiến hành kháo sát, đánh giá hiện trạng nghiên cứu ở tất cả các đơn vị, so sánh cơ chế hoạt động KHCN trên nhiều lĩnh vực. Từ đó xây dựng một cơ chế hoạt động thống nhất, công bằng, dân chủ, khách quan duy nhất cho tất cả các đơn vị nghiên cứu khoa học.

Khi có một nền tảng công bằng thì sẽ có cạnh tranh lành mạnh giữa các nhà khoa học, hạn chế về cơ bản nạn “chạy cửa sau” dẫn đến cửa quyền, tham nhũng…

Làm được như vậy, KHCN nước nhà sẽ có những bước tiến đột phá.

Khoảng 6-7% lượng lúa đang gieo trồng là nhập giống

PGS.TS Nguyễn Đăng Vang, thành viên Hội đồng chính sách KHCN Quốc gia cho rằng, tính trên cả nước thì có khoảng 6-7% diện tích lúa đang gieo trồng là nhập giống của nước ngoài. Còn lại là giống của Việt Nam sản xuất.

PGS.TS Nguyễn Thị Trâm

 

 

 

 

 

0--1

Liên hệ xóa tin: [email protected]