Nhận biết bệnh sởi bằng cách nào?

Sởi là một bệnh truyền nhiễm cấp tính do virut sởi thuộc họ Paramyxoviridae gây ra. Bệnh lây truyền qua đường hô hấp và thường trội lên thành dịch vào mùa xuân.

15.6167

Bệnh sởi lây truyền như thế nào?

Theo Sức khỏe và đời sống, virut sởi xâm nhập cơ thể qua đường hô hấp. Tại đây, virut nhân lên ở tế bào biểu mô của đường hô hấp và ở các hạch bạch huyết lân cận. Sau đó, virut vào máu (nhiễm virut máu lần thứ nhất). Thời kì này tương ứng với thời kì nung bệnh.

Từ máu, theo các bạch cầu, virut đến các phủ tạng (phổi, lách, hạch, da…) gây tổn thương các cơ quan và các triệu chứng lâm sàng thời kì toàn phát. Ban ở da và niêm mạc chính là hiện tượng đào thải virut của cơ thể đã phản ứng miễn dịch bệnh lí.

(Ảnh minh họa)

Từ khoảng ngày thứ 2 - 3 từ khi mọc ban, cơ thể sinh kháng thể. Kháng thể tăng lên thì virut bị loại khỏi máu. Bệnh chuyển sang thời kì lui bệnh. Lây trực tiếp khi bệnh nhân ho, hắt hơi, nói chuyện… Lây gián tiếp ít gặp vì virut sởi dễ bị diệt ở ngoại cảnh.

Ai dễ bị bệnh sởi?

Tỷ lệ mắc bệnh 100% ở người chưa có miễn dịch. Lây truyền mạnh trong những tập thể chưa có miễn dịch (nhà trẻ, mẫu giáo…). Hay gặp ở trẻ nhỏ 1 - 4 tuổi. Trẻ dưới 6 tháng ít mắc vì có miễn dịch của mẹ. Người lớn rất ít mắc bệnh vì đã bị mắc từ bé. Người lớn nếu mắc bệnh thường là những người ở vùng cao, hẻo lánh, đảo xa… từ nhỏ chưa tiếp xúc với virut sởi.

Những dấu hiệu mắc bệnh sởi?

- Theo Tuổi trẻ, sốt 38-40 độ C và sốt liên tục.

- Ho (có thể ho khan, khàn tiếng hoặc có đờm), chảy mũi, viêm kết mạc (dử mắt, phù nhẹ mi), hắt hơi, tiêu chảy.

- Có những hạt nhỏ kích thước khoảng 1 mi-li-mét nổi lên trên niêm mạc má, dễ quan sát khi trẻ há miệng to; nốt có màu trắng hoặc hơi xám, ở vị trí ngang với răng hàm thứ nhất. Dấu hiệu này mất nhanh trong vòng 12 đến 18 giờ.

- Sau khi sốt 3 đến 4 ngày, trẻ bắt đầu phát ban. Đầu tiên ban mọc từ sau tai, lan dần hai bên má, cổ, ngực, tay, sau lưng, chân, đến toàn thân. Ban màu hồng nhạt, nhẵn, khi ấn vào thì biến mất, có xu hướng kết dính lại với nhau, phát ban xen giữa những khoảng da lành. Ban có thể rải rác hoặc dày, có thể ngứa ít.

- Trẻ ăn kém, mệt, mỏi. Thường thì 3 bốn 4 ngày sau khi ban mọc, ban sẽ bắt đầu bay thứ tự như khi mọc và để lại vết thâm trên da, có thể có bong vảy nhẹ, khoảng một tuần sau thì không còn dấu vết gì. Trẻ lại sức dần và hết sốt.

Khi trẻ có các dấu hiệu của bệnh sởi nên đưa đến các cơ sở y tế ban đầu gần nhất để được khám, điều trị và hướng dẫn chăm sóc kịp thời, hạn chế chuyển trẻ lên bệnh viện tuyến trên (nơi đang điều trị các ca sởi nặng) để tránh nguy cơ lây nhiễm chéo trong bệnh viện.

Cách chăm sóc trẻ mắc bệnh sởi như thế nào?

Hiện nay chưa có thuốc điều trị đặc hiệu bệnh sởi, việc điều trị chủ yếu để phòng bội nhiễm và điều trị các biến chứng nặng do sởi gây ra. Do đó, việc chăm sóc cho trẻ đóng vai trò rất quan trọng.

- Giai đoạn bệnh nhẹ chủ yếu là chữa triệu chứng như: uống thuốc hạ sốt, nhỏ mắt thường xuyên bằng nước muối sinh lý hoặc thuốc nhỏ mắt chloramphenicol 0,1% khoảng 3-4 lần/ngày.

- Ăn đầy đủ thực phẩm dễ tiêu, giàu dinh dưỡng, uống đủ nước để nâng cao thể trạng, tránh bị suy dinh dưỡng và biến chứng do sởi.

- Vệ sinh thân thể, mắt, răng, miệng cho trẻ và giữ thông thoáng nơi ở, tránh gió lùa.

- Người chăm sóc trẻ phải rửa tay thường xuyên rửa tay bằng thuốc sát khuẩn hoặc rửa tay với xà phòng, đeo khẩu trang

- Cần cách ly trẻ tại nhà để tránh lây nhiễm cho trẻ khác và người nhà.

Các dấu hiệu tăng nặng của bệnh sởi?

- Trẻ khó thở, co kéo nhiều lồng ngực, hoặc có cơn tím tái thở rít

- Trẻ sốt li bì hoặc sốt cao liên tục, uống thuốc hạ nhiệt paracetamol không hạ sốt, hoặc đã hết sốt và có sốt trở lại

- Trẻ co giật hoặc li bì

- Trẻ nôn trớ nhiều hoặc tiêu chảy nhiều lần trong ngày, khát nước nhiều

- Mắt nhiều dử mắt, kèm nhèm nhìn không rõ

- Lúc ban bay, trẻ đã hết sốt nhưng lại sốt lại

- Trẻ có dấu hiệu nghi viêm tai giữa (quấy lúc lắc đầu và đập hoặc dụi bên tai vào vai người mẹ).

Tham khảo thuốc: Vitamin B9

Acid folic rất cần thiết cho rất nhiều các phản ứng sinh lý. Đặc hiệu hơn, acid folic cần thiết cho việc tổng hợp DNA và do đó đóng vai trò thết yếu trong quá trình phân chia tế bào. Nó còn tham gia vào quá trình sản xuất các acid amin không thiết yếu như methionine và glycin.

Tú Liên

Nên đọc

0--1

Liên hệ xóa tin: [email protected]