Nhận biết bệnh viêm thực quản

Cơn đau do thực quản hay dạ dày có thể xuất hiện dưới dạng cơn đau ngực hoặc đau bụng trên và nôn mửa, khó phân biệt được với cơn đau và nôn do thiếu máu cục bộ hay nhồi máu cơ tim ( myocardial ischemia or infarction).

15.6028
Việc mô tả cơn đau, sự xác định các yếu tố nguy cơ tim, và sự sử dụng thích ứng một điện tâm đồ nơi các bệnh nhân trưởng thành với cơn đau loại nội tạng hay các yếu tố nguy cơ tim, làm giảm thiểu những sai lầm lâm sàng.

Nitroglycerin, các chất kháng axit (antacids), và coctail vị tràng là những  can thiệp điều trị chứ không phải là những trắc nghiệm chẩn đoán.

Các bệnh nhân với co thắt thực quản (esophageal spasm) có thể đáp ứng với nitroglycerin và các chất kháng axit, hay coctail vị tràng (gastrointestinal cocktail) có thể mang lại lợi ích kiểu placebo
cho những bệnh nhân với thiếu máu cục bộ tim (cardiac ischemia).

Ợ nóng  (heartburn) là gì?

Đau bỏng sau xương ức (retrosternal burning discomfort), có thể lan tỏa ra hai bên ngực, cổ hay hàm. Sự mô tả cơn đau có thể tương tự với cơn đau của thiếu máu cục bộ tim.

Ợ nóng (heartburn) là triệu chứng đặc trưng của viêm thực quản do hồi lưu  (reflux esophagitis) và thường được làm nặng thêm bằng cách nghiêng mình ra trước hoặc nằm ngửa ngay sau bữa
ăn. Cơn đau có thể được làm giảm bởi tư thế thẳng đứng, bởi chất dịch (gồm nước miếng và nước), hoặc, đáng tin cậy hơn, bởi các chất kháng axít (antacids).

Ợ nóng (heartburn) có lẽ là do tính nhạy cảm được gia tăng của niêm mạc và có thể gây nên bằng cách truyền hydrochloric acid pha loãng (trắc nghiệm Berstein) vào trong thực quản.

Điều trị viêm thực quản do hồi lưu (reflux esophagitis) như thế nào?

Ngoài các chất kháng axít (antacids), các biện pháp tổng quát gồm có nâng cao đầu giường lên (4 inches), làm giảm thể trọng, và loại bỏ các yếu tố làm gia tăng áp lực trong bụng.

Các bệnh nhân nên tránh rượu, chocolate, cà phê, các thức ăn béo, bạc hà, nước cam vắt, hút thuốc, ăn và uống những lượng lớn, và vài thứ thuốc (anticholinergics hay calcium channel
blockers).

Các chất kháng axit sau các bữa ăn và H2-blockers (thí dụ cimetidine) trước khi ngủ thường hữu ích. Các trường hợp đề kháng có thể đáp ứng với sucralfate (Ulcogant) dùng trước các bữa ăn và
metoclopramide (10 mg bốn lần mỗi ngày). Điều trị cần được tiếp tục trong 6 tháng, và bệnh có thể tái phát nhanh chóng.

Nuốt đau (odynophagia) là gì? Đây có phải là một triệu chứng thông thường của bệnh hồi lưu dạ dày – thực quản?

Nuốt đau (odynophagia) là một cảm giác đau dưới xương ức xảy ra khi nuốt. Không nên lẫn lộn với khó nuốt (dysphagia). Nuốt đau hiếm khi do bệnh hồi lưu dạ dày-thực quản (gastroesophageal
reflux disease).

Thay vì thế, nuốt đau được gây nên bởi nhiễm trùng (candida, herpes simplex virus, và cytomegalovirus), do nuốt các chất ăn mòn (corrosive agents) hoặc do uống thuốc (tetracycline, vitamin C,
sắt, quinidine, estrogen, aspirin, alendronate hay AINS), hay ung thư.

Nguyên nhân thực quản của nuốt đau

Nuốt đau (odynophagia) là một đặc điểm của viêm thực quản không phải do nguyên nhân hồi lưu. Viêm thực quản do nhiễm trùng (infectious esophagitis) là một nguyên nhân thông thường và
thường xảy ra nơi những bệnh nhân bị suy giảm miễn dịch và có thể do nấm (ví dụ candida), siêu vi trùng ( ví dụ herpes, cytomegalovirus), vi khuẩn (ví dụ lactobacillus, bêta-hemolytic
streptocoocus), hay ký sinh trùng.

Những loại viêm thực quản không do hồi lưu  khác gồm có  bức xạ (radiation), chất ăn mòn (corrosive), thuốc, và vài bệnh toàn thân (ví dụ bệnh Behçet, bệnh Crohn, pemphigus vulgaris, hợp
chứng Stevens-Johnson).

Chứng nuốt đau không phai là triệu chứng thông thuờng trong viêm thực quản hồi lưu (reflux esophagitis) nhưng có thể xảy ra với loét thực quản (ổ loét Barrett).

Triệu chứng của nghẽn thực quản

Trừ trẻ em, thường có một bệnh sử ăn hoặc nuốt cái gì đó, tiếp theo sau là phát khởi đau ngực, nuốt đau (odynophagia), hay không thể nuốt được.

Các vật lạ thường nằm ở một trong bốn chỗ sau đây: thực quản vùng cổ (cervical esophagus), cơ vòng thực quản trên (upper esophageal sphincter), cung động mạch chủ (aortic arch), và cơ
vòng thực quản dưới (lower esophageal sphincter).

Nghẽn do thức ăn có thể xảy ra bất cứ nơi nào có hẹp lòng thực quản bởi vì co thắt hẹp (stricture), carcinoma, hoặc một vòng thực quản dưới (lower esophageal ring).

Các vật tròn và cùn có thể được lấy đi bằng catheter Foley. Ống thông được đưa vượt quá vật lạ rồi quả bóng được bơm lên, sau đó rút nhẹ catheter với bệnh nhân ở tư thế đầu cúi hẳn xuống. Thủ
thuật này thường được thực hiện với soi quang tuyến.

Các vật lạ, đặc biệt là các vật sắc bén (ví dụ : kim), thức ăn bị kẹt  hoặc các vật không thể lấy đi được bằng phương pháp Foley, tốt nhất được lấy đi bằng phương pháp nội soi. Tiêm tĩnh mạch
glucagon (0,5 đến 2 mg) có thể làm giảm bớt nghẽn thức ăn ở thực quản dưới nơi khoảng 1/3 bệnh nhân.

Nguyên nhân gây thủng thực quản? Làm sao chẩn đoán và điều trị? 

Thủng thực quản, một cấp cứu thật sự, có thể gây nên bởi thương tổn do thầy thuốc, trong lúc thao tác dụng cụ, do chấn thương (thường nhất là chấn thương xuyên), gia tăng áp lực trong thực
quản do mửa dữ dội (Hội chứng Boerhaave), hay các bệnh của thực quản, ví dụ như viêm thực quản do ăn mòn (corrosive esophagitis), loét, ung thư. Thủng thực quản có thể gây đau ngực,
thường nghiêm trọng và có thể nặng thêm khi nuốt và thở.

Chụp X quang ngực có thể thấy khí trong trung thất (mediastinum), màng ngoài tim (pericardium), khoang phế mạc (tràn khí màng phổi : pneumothorax), hoặc mô dưới da. Thủng thực quản có
thể dẫn đến rò dịch dạ dày vào trong trung thất và nhiễm trùng thứ phát (viêm trung thất : mediastinitis).

Chẩn đoán được xác nhận bằng cách nuốt và rò chất cản quang. Điều trị gồm có kháng sinh có kháng khuẩn phổ rộng, hút dạ dày, và phẫu thuật sữa chữa hoặc dẫn lưu càng sớm càng tốt.

 - Thủng thực quản là một cấp cứu thật sự với một tỷ lệ tử vong cao, bất kể nguyên nhân là gi.

- Thương tổn do thầy thuốc (iatrogenic injury)  (nguyên nhân thông thường nhất) chiếm 75% các trường hợp thủng thực quản.

- Hội chứng Boerhaave là một hội chứng lâm sàng được công nhận : thủng sau khi mửa và chiếm 10-15% các trường hợp.


0--1

Liên hệ xóa tin: [email protected]