Nhận biết sớm bệnh nhuyễn xương

SKĐS - Tôi năm nay 43 tuổi. Gần đây tôi rất hay bị đau xương, yếu cơ, các động tác vận động trở nên khó khăn hơn, kèm theo rất hay bị rối loạn tiêu hóa.

15.6088

Tôi năm nay 43 tuổi. Gần đây tôi rất hay bị đau xương, yếu cơ, các động tác vận động trở nên khó khăn hơn, kèm theo rất hay bị rối loạn tiêu hóa. Nhiều người bảo tôi bị nhuyễn xương làm tôi rất lo lắng. Xin quý báo tư vấn nhuyễn xương có phải loãng xương không? Cách nhận biết căn bệnh này.

Cao Thị Lan (Bắc Ninh)

Nhuyễn xương dùng để chỉ mềm xương, thường gây ra bởi sự thiếu hụt vitamin D. Nhuyễn xương là kết quả từ một khiếm khuyết trong quá trình tạo xương, trong khi phát triển bệnh loãng xương do sự suy yếu của xương trước đây xây dựng.

Nếu chỉ bị nhuyễn xương ở mức độ nhẹ, các triệu chứng lâm sàng rất nghèo nàn và thường bị bỏ qua như còi xương ở trẻ em. Ở mức độ nặng, người bệnh thấy đau xương, yếu cơ, đôi khi cột sống có vẻ như bị dồn lại, cong xuống, làm giảm chiều cao của người bệnh. Ở giai đoạn muộn, mức độ đau tăng lên, các động tác vận động trở nên khó khăn hơn. Có thể xuất hiện các rối loạn tiêu hóa do kém hấp thu, các cơ trở nên yếu, thậm chí liệt cơ do giảm kali huyết. Chụp phim Xquang thấy hình ảnh loãng xương nhất là ở đốt sống và khung chậu; đốt sống gù vẹo, khung chậu biến dạng, lồng ngực biến dạng dẹt hoặc hình chuông. Hình ảnh đặc trưng là gãy xương: có những vết rạn xương có thể thấy ở xương chậu, xương đùi, xương bả vai.

Để biết chính xác mình bị bệnh gì, tốt nhất bạn nên đến chuyên khoa xương khớp để được tư vấn và chữa trị cụ thể. Tuyệt đối không nghe sự mách bảo của người khác để mua thuốc tự điều trị.          

BS. Ngọc Lan

0--1

Liên hệ xóa tin: [email protected]