Nhận biết trẻ chậm nói

Con em 16 tháng nhưng vẫn không biết nói hoặc chỉ nói “a a” thôi. Cháu khá hiếu động, biết đi từ 9 tháng. Vậy con em có bị làm sao không? Làm thế nào để biết cháu bị dị tật? (Huyentrang… @yahoo.com)

15.6023

Trẻ mấy tuổi mà chưa nói thành thục thì gọi là chậm nói. Con tôi 3 tuổi nhưng cháu ít nói và nói không rõ ràng. Có phải trẻ tự kỷ thì sẽ không nói còn trẻ chậm nói thì sớm muộn cũng sẽ nói như người bình thường phải không?

Tôi đã cho cháu đi học mẫu giáo nên thấy cháu cũng có nhiều tiến bộ. Về nhà cháu đã biết rủ bố mẹ tham gia những trò chơi học được ở lớp? (quanghuy@eba..)
 
.
Thông thường, trẻ khoảng 10-12 tháng tuổi là bắt đầu bập bẹ những từ đơn giản như: ba, bà…, thậm chí có trẻ nói được những từ khó hơn. Nhưng cũng có nhiều trẻ chậm nói hơn, thậm chí 2 tuổi mới nói được những câu 2-3 từ. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến việc trẻ chậm nói. Có thể cháu mắc các nguyên nhân thực thể như sinh non, sốt cao co giật, ngã chấn thương… gây ra các tổn thương dẫn đến rối loạn phát triển ngôn ngữ.

Nếu trẻ bị các khiếm khuyết trong vòm miệng, lưỡi, hàm ếch hay trục trặc về khả năng nghe cũng khiến trẻ chậm nói. Không phải trẻ chậm nói nào cũng mắc bệnh tự kỷ. Vì khi trẻ bị tự kỷ ngoài việc chậm nói còn có các biểu hiện khác như cô lập, lặp đi lặp lại một hành động, không biểu cảm, không nghe lời người lớn, không hòa nhập với bạn bè…

Vì thế, nếu con bạn 16 tháng tuổi trở lên mà vẫn chưa phát âm được từ nào thì có thể để ý thêm các biểu hiện khác của trẻ. Nếu cháu không chỉ chậm nói mà còn không để ý, không tuân theo chỉ dẫn của người lớn, phát âm khác thường thì có thể cháu bị mắc các dị tật về nghe và nói.

Còn trẻ sống khép kín, ít gần gũi, lặp đi lặp lại một hành động nào đó thì có thể trẻ còn bị tự kỷ. Cho dù các nguyên nhân gì thì các anh chị đều phải mang con đi khám tại Viện Nhi thì mới biết chính xác và có can thiệp cụ thể. Nếu để tình trạng trẻ chậm nói kéo dài có thể cháu sẽ nhận biết kém, trí tuệ sẽ “tụt hậu” so với các bạn cùng trang lứa.

Đồng thời ở nhà, các anh chị cũng nên “tạo môi trường ngôn ngữ” cho trẻ bằng cách: thường xuyên trò chuyện với con, kể chuyện, hát, chơi trò chơi để thu hút trẻ và gợi sự bắt chước ngôn ngữ của trẻ; dẫn trẻ ra ngoài chơi, chỉ cây cối, con vật và khuyến khích trẻ gọi tên của chúng. Không nên để con một mình, chỉ xem ti vi, hoạt hình hoặc phó mặc việc chăm sóc con cho ông bà hay người giúp việc, con sẽ bị cô lập, càng ít nói hơn.

Theo TS Lã Thị Bưởi
Dân việt
0--1

Liên hệ xóa tin: [email protected]