Nhận biết vă chăm sóc trẻ bị táo bón

Theo các chuyên gia, nếu trẻ ‘đi’ từng viên như phân thỏ hay phân dê, cứng và có vẻ bị đau thì lúc này mẹ nên nghĩ đến táo bón.

0

ảnh minh họa
Táo bón là một triệu chứng thường gặp ở trẻ em, chúng ta thường nghĩ rằng: bệnh khiến trẻ khó chịu, bị đầy bụng, kém ăn, đau hậu môn khi đi cầu, đau bụng, nứt rách hậu môn. Nếu táo bón kéo dài còn gây chán ăn, chậm lớn, chướng bụng và có thể bán tắc ruột. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, nếu trẻ ‘đi’ từng viên như phân thỏ hay phân dê, cứng và có vẻ bị đau thì lúc này mẹ nên nghĩ đến táo bón.
- Khoảng cách giữa 2 lần đi tiêu dài (hơn 3 ngày).
- Phân rắn, nhỏ như phân dê hoặc quá to.
- Bé đi tiêu khó khăn, không tự “đi” được, đau, són phân, kêu khóc và rất sợ đi tiêu.
- Có thể kèm theo các triệu chứng như đau bụng (có thể thấy bé quấy khóc, ưỡn bụng lên), lên cân chậm, chán ăn, ăn uống kém, nôn; Bụng trướng, sờ có nhiều cục phân ở khung đại tràng (thường là bác sĩ mới phát hiện ra).

Hậu quả của táo bón

Táo bón nếu không được điều trị sẽ dẫn đến nhiều hậu quả như trẻ biếng ăn, chậm lớn, còi cọc, suy dinh dưỡng, chướng bụng, đầy hơi, ăn khó tiêu, nôn trớ.

Những chất độc trong phân cần được thải ra ngoài hằng ngày bị tích lại trong ruột có thể bị hấp thu trở lại trong máu gây hại cho sức khỏe của trẻ. Trẻ sẽ bị sa trực tràng do rặn và ngồi lâu, chảy máu trực tràng nứt hậu môn do phân quá rắn.

Nguyên nhân gây nên táo bón

- Do ăn uống: Ăn chưa đủ số lượng, pha sữa quá đặc cho trẻ ăn, mẹ bị táo bón cho con bú, bé ăn ít chất xơ, không chịu ăn rau quả, chỉ ăn nước không ăn rau, quả.
- Do yếu tố tâm lý: Thường hay gặp ở trẻ mẫu giáo. Do bé ngại xin phép cô giáo hoặc sợ bẩn không muốn đi đại tiện, sau vài lần làm cho đại tràng dãn to vì vậy phân phải tích nhiều ngày mới đủ kích thích đại tràng gây phản xạ đi ngoài. Trẻ thường đi ngoài phân khuôn to như người lớn, phân cứng và khô.
- Do dùng thuốc: Hay gặp khi trẻ bị ốm phải dùng thuốc kháng sinh gây mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột, hoặc thuốc ho có codein, viên sắt...
- Bệnh toàn thân: Trẻ còi xương, trẻ suy dinh dưỡng do biếng ăn nên thường ăn ít dẫn đến tình trạng "đói" phân, mấy ngày trẻ mới đi ngoài một lần.
- Bệnh ngoại khoa, tiêu hóa: Dị tật bẩm sinh như phình to đại tràng, hẹp ruột, hẹp hậu môn, nứt kẽ hậu môn.

Biện pháp điều trị và phòng ngừa

Nên tăng cường thực phẩm chứa nhiều chất xơ cho cả mẹ và bé. Ảnh minh hoạ
Nguyên tắc căn bản để tránh táo bón cho trẻ là mẹ hãy cho bé uống đủ nước, chú trọng đến chất xơ trong thực đơn của bé bên cạnh đó hình thành thói quen đại tiện hàng ngày cho bé.
- Với trẻ  bú sữa mẹ, người mẹ cần tăng cường uống nước, ăn nhiều thực phẩm nhuận tràng như: rau khoai lang, chuối tiêu, khoai lang, mùng tơi, măng tây,.. và hạn chế dùng thực phẩm cay nóng. Bên cạnh đó nên tăng cường cho bé bú mẹ giúp lượng phân hình thành được lớn hơn, bé dễ đại tiện hơn.
- Với những bé mới tập ăn dặm, mẹ có thể cho bé uống 30-60ml nước ép quả pha loãng như nước ép mận (nho, táo) 2 lần/ngày. Nước ép táo và nho có chứa đường và pectin tự nhiên, giúp bé giảm táo bón.
- Nếu bé đã ăn dặm một thời gian dài mà vẫn bị táo bón, mẹ hãy thêm nhiều chất xơ vào chế độ ăn của bé để “đầu ra” được dễ dàng. Những thực phẩm có chứa nhiều chất xơ gồm: lê, đào, mận, mơ, thanh long, đu đủ, chuối tiêu, đậu Hà Lan, rau bina...

- Tăng cường vận động cơ thành bụng và cơ tròn hậu môn: Chạy nhảy nô đùa, tập thể dục, thể thao (đối với trẻ lớn). Xoa bụng theo khung đại tràng từ phải qua trái ngày 3 - 4 lần vào khoảng cách giữa 2 bữa ăn (đối với trẻ dưới 1 tuổi).

Thói quen đi vệ sinh đúng giờ: Tập cho trẻ đi đại tiện đúng giờ qui định, chọn thời gian lúc nào thuận tiện mà trẻ không vội vã, thường nên chọn sau bữa ăn vì lúc này nhu động ruột hoạt động tăng, nên tránh bắt trẻ ngồi bô hoặc bồn cầu quá lâu.
- Ngoài những biện pháp trên, mẹ có thể áp dụng song song với những cách sau sẽ giúp quá trình điều trị táo bón hiệu quả hơn:
Tắm nước ấm: Các bác sĩ nhi khoa khuyên bạn nên cho bé đang bị táo bón đi tắm nước ấm. Tắm xong, bạn nên kết hợp với massa bụng cho bé.
Massage bụng cho bé: Nhẹ nhàng xoa bụng cho bé theo chiều kim đồng hồ. Đặt tay của bạn ở rốn của con, tiếp đến xoa theo chuyển động tròn. Di chuyển tay mẹ từ trung tâm (rốn bé) ra ngoài.
Động tác “đạp xe”: Đặt bé nằm ngửa, nhẹ nhàng chuyển động hai chân của bé như đang đạp xe. Cách này có thể thay thế cho massage bụng nói trên. Nó cũng rất hiệu quả khi bé bị trướng bụng, đầy hơi.

Động tác "đạp xe" rất có hiệu quả khi bé bị chướng bụng, đầy hơi. Ảnh minh hoạ
- Ngoài ra, cũng nên tránh cho bé chuối, sốt táo, hạn chế bột gạo vì chúng làm táo bón nặng hơn.Các mẹ đã từng nghe nói đến “chế độ ăn BRAT”? Đây là từ viết tắt của B – banana (chuối); R – rice (gạo); A – Apple-sauce (nước sốt táo) và T – Toast (bánh mỳ nướng). Hãy tránh cho bé ăn theo chế độ này nếu con bạn đang bị táo bón bởi vì đó là chế độ ăn dành cho bé bị tiêu chảy, nó có tác dụng làm rắn phân.

»
»

0--1

Liên hệ xóa tin: [email protected]