Nhật thực và cách quan sát nhật thực

Vào lúc 7h sáng nay (22/7), nhiều nơi trên thế giới đang cùng được chiêm ngưỡng một hiện tượng thiên nhiên kỳ thú, đó là nhật thực toàn phần. Với khoảng thời gian mặt trăng đi qua giữa Trái đất và Mặt trời và che khuất hoàn toàn Mặt trời kéo dài tới 6 phút 39 giây, thì đây được coi như lần nhật thực toàn phần dài nhất thế kỷ 21.

15.6047

Điểm đầu tiên quan sát được nhật thực toàn phần là Ấn Độ, Nepal, Myanmar, Trung Quốc rồi vượt ra ngoài Thái Bình Dương. Tại Việt Nam, không nằm trên dải quan sát được nhật thực toàn phần, nhưng cũng sẽ thấy được hình ảnh mặt trời bị che lấp một phần bởi mặt trăng. Thời điểm bắt đầu diễn ra nhật thực tại Việt Nam là khoảng 7h sáng, đạt cực đại lúc hơn 8h và sẽ kết thúc sau 9h.

Địa điểm quan sát được tỷ lệ nhật thực lớn nhất sẽ là Hà Giang (75,8%), Lào Cai (75%), Bắc Kạn (74,5%), Hà Nội (67,5%)... Càng về phía Nam, tỷ lệ này càng nhỏ: Cần Thơ (25,5%), Mỹ Tho (26%), TP.HCM (27,4%)....

Đây là một hiện tượng mà ai cũng muốn được chiêm ngưỡng, nhưng điều nên nhớ là, tránh dùng mắt thường để trực tiếp quan sát, vì vào thời điểm đó mặt trời chiếu sáng rất mạnh với nhiều bức xạ tử ngoại có thể gây tổn thương cho mắt, thậm chí hỏng mắt vĩnh viễn. Ngay cả dùng kính râm dù là loại tốt nhất cũng không được thiết kế để quan sát nhật thực. Theo các chuyên gia thiên văn học, tốt nhất nên quan sát bằng kính chuyên dụng, kính thợ hàn.

Ngoài ra, cũng có thể dùng một tấm bìa, khoét một lỗ tròn nhỏ rồi hướng tấm bìa về phía mặt trời để ánh sáng mặt trời đi xuyên qua lỗ. Đặt một tờ giấy trắng phía dưới sao cho hình ảnh mặt trời hiện thành một khoanh tròn trên tờ giấy. Khi nhật thực diễn ra, chúng ta sẽ thấy đĩa mặt trời bị che khuất dần trên tấm giấy trắng.

Hoặc đơn giản hơn, có thể lấy ruột phim bên trong của một chiếc đĩa mềm rồi gấp lại làm 2 lớp và quan sát. Cần lưu ý, nếu quan sát theo cách này thì không được xem liên tục, cứ khoảng vài giây lại nghỉ để bảo vệ mắt.

0--1

Liên hệ xóa tin: [email protected]