Nhiễm trùng đường tiểu ở bé có thể dẫn tới suy thận

15.6102

Đứng thứ 3, chỉ sau các bệnh về hô hấp và tiêu hóa, bệnh nhiễm trùng đường tiểu ở các bé cũng cực kỳ nguy hiểm.

Đây là bệnh ở cả bé gái lẫn bé trai, nhưng tỉ lệ bé gái mắc nhiều hơn bé trai. Các nghiên cứu đã cho thấy, cứ 5 bé gái bị mắc bệnh nhiễm trùng đường tiểu thì chỉ có 1 – 2 bé trai bị thôi. Tỉ lệ nhiễm bệnh ở trẻ sơ sinh từ 0,1 – 1%. Đối với các bé đẻ non, nhẹ cân là 10%.

Nếu không may bé bị mắc bệnh nhiễm trùng đường tiểu, không được phát hiện và điều trị kịp thời, có thể bé sẽ bị viêm thận, bể thận, nhiễm trùng máu. Để lâu có thể bị suy thận cấp hay mãn tính.

Bệnh nhiễm trùng đường tiểu hiểu một cách nôm na là bình thường nước tiểu của bé không có vi khuẩn. Nếu vi khuẩn gây bệnh đi vào lỗ tiểu và nhân lên trong đường tiểu, hoặc có thể do vi khuẩn từ máu đến “định cư” tại đây, bé sẽ bị mắc bệnh.

Hầu hết, vi khuẩn nằm xung quanh hậu môn. Khi bé đi ngoài, không được vệ sinh sạch sẽ,  vi khẩu sẽ đi vào niệu đạo và bàng quang, nhanh chóng lây lan.

Biểu hiện của bệnh khó phát hiện

Biểu hiện của bệnh thường rất khó phát hiện, chỉ có cha mẹ để ý kỹ mới hoặc đi khám bác sỹ mới thấy được.

Ở các bé sơ sinh có biểu hiện: sốt đi sốt lại mà không rõ nguyên nhân.  Bé thường bị nôn/trớ hay tiêu chảy, ngủ không yên giấc. Hay quấy khóc, ăn uống kém, chậm lên cân hoặc sụt cân mà không rõ nguyên nhân. Đi tiểu rất đau và có thể ra máu.

Khi đi tiểu trẻ khó chịu, khóc giữa chừng hay khóc trước khi đi cũng là dấu hiệu của bệnh. Ngoài ra, trẻ bị bệnh thường hay tự ý sờ vào bộ phận sinh dục của mình, tạo ra triệu chứng “bàn tay khai” rất dễ nhận biết.

Ở bé trai, nhiễm khuẩn hay gặp trong trường hợp có dị dạng đường tiểu, phần da của bộ phận dẫn tiểu bị túm lại, lỗ tiểu nhỏ. Khi đi tiểu, nước không ra được ngay mà ứ lại, đầu ra bị phồng lên thành một cục giống bong bóng. Chỉ đến khi nước tiểu căng quá mới xì ra, lúc theo hướng này, lúc theo hướng kia.

Bé cần được vệ sinh sạch sẽ để phòng bệnh

Nguy cơ nhiễm khuẩn và nhiễm khuẩn khó phát hiện đối với trẻ thường xuyên đóng bỉm. Nếu dùng tã, trẻ bị bệnh sẽ để lại vết đục khi nước tiểu khô, nhưng bỉm giấy thường dùng xong bỏ đi ngay nên các bố mẹ không để ý đến hiện tượng này. Chưa kể dùng bỉm thì phân và nước tiểu dễ lẫn nhau, tăng nguy cơ nhiễm trùng, phân dễ chui lên đường tiểu, nhất là ở trẻ gái.

Ở các bé lớn hơn: đau vùng bụng dưới. Các bé có thể kêu với bố mẹ là đi tiểu buốt, nước giải cực kỳ khai. Nước tiểu cũng đục và nặng mùi.

Phòng bệnh như thế nào?

Đơn giản lắm, mẹ chỉ cần vệ sinh cho bé thật sạch sẽ mỗi khi bé đi ngoài hay đi giải, tránh làm vương phân vào đường tiểu. Với những bé dùng tã giấy/bỉm, cần thay rửa thường xuyên.

Cho bé uống nhiều nước để tăng lượng nước tiểu.

Với những bé lớn hơn, tập cho bé không được nhịn tiểu. Khi bé đi ngoài, tập cho bé dùng giấy vệ sinh lau từ trước ra sau hậu môn.

Khi có biểu hiện bất thường hoặc bé kêu đi tiểu buốt, cần đưa bé đi khám để bác sỹ tư vấn và điều trị kịp thời.

0--1

Liên hệ xóa tin: [email protected]