Nhiều người có nguy cơ mất nhà

Việc giá vàng tăng vọt trong mấy tháng gần đây như giọt nước làm tràn ly đối với sự chịu đựng và lo lắng của hàng trăm hộ dân mua nhà trả góp được quy đổi bằng vàng ở TP Hà Nội. Đối với họ, việc mất trắng ngôi nhà trong mấy năm tới đây có thể là hiện thực.

15.6056
Dân không đồng tình Hay tin chúng tôi đến tìm hiểu về tình cảnh người dân mua nhà trả góp tính theo vàng, hàng chục người đã kéo đến nhà ông Đỗ Ngọc Hiểu, tổ trưởng tổ dân phố 7, cụm đô thị mới phường Trung Hòa - Nhân Chính, quận Thanh Xuân, TP Hà Nội. Bà Nguyễn Thị Thanh (F301, nhà N6B) bức xúc: “Tôi ít học, buôn thúng bán mẹt, người ta đưa ký là ký chứ biết đâu là số tiền gần 200 triệu đồng bị quy đổi thành hơn 30 cây vàng. Trong số hàng trăm hộ dân ở cụm đô thị mới Trung Hòa - Nhân Chính mua nhà tái định cư theo diện trả góp chỉ có số ít gia đình như bà Thanh chịu ký vào bản hợp đồng mua nhà với Công ty Kinh doanh nhà số 3 (Hà Nội) vì tại quyết định đền bù giải phóng mặt bằngbán nhà trả góp không ghi rõ số tiền phải trả góp trong vòng 10 năm (không lãi suất) phải quy đổi thành vàng và thời điểm trả hằng năm sẽ được tính theo giá vàng vào thời điểm đó. Ông Đỗ Ngọc Hiểu cho biết, sau khi nhận bàn giao nhà, cán bộ Công ty Kinh doanh nhà số 3 đã đưa bản hợp đồng cho người dân, trong đó ghi rõ điều khoản quy đổi theo vàng. Theo ông Hiểu, trước đó, Ban Giải phóng mặt bằng cũng như Công ty Kinh doanh nhà không hề nói đến chuyện số tiền mà các hộ dân nợ phải quy thành vàng, kể cả trong quyết định thu hồi đất và quyết định bán nhà trả góp. Điều đáng nói là tại bản hợp đồng mua nhà của bà Thanh, phần ghi chú số tiền được quy đổi thành vàng lại được ghi với nét chữ và màu mực khác so với các điều khoản khác trong hợp đồng (có thể được ghi bổ sung sau khi bà Thanh ký). Bên cạnh đó, theo phản ánh của nhiều hộ dân, việc cán bộ Công ty Kinh doanh nhà ghi rõ việc quy đổi đã thỏa thuận với dân và được đồng ý là hoàn toàn bịa đặt, họ không hề đồng tình với việc quy đổi. Điều này thể hiện qua việc các hộ dân đã dọn đến nhà mới ở 3 năm nhưng không chịu ký vào bản hợp đồng mua nhà và cũng chưa một lần trả tiền góp. Không trả nổi tiền nhà Do tiền trả góp được quy thành vàng nên bà Thanh từ chỗ nợ gần 200 triệu đồng (trên 30 cây vàng, thời điểm giá vàng 620.000 đồng/chỉ) nay đã là 400 triệu đồng (vàng 1,3 triệu đồng/chỉ). Bà Thanh than thở: “Với thu nhập thấp như tôi, đến 200 triệu đồng còn khó trả nữa là 400 triệu đồng, kiểu này chắc 7 năm nữa, cả gia đình sẽ mất không nhà”. Theo điều khoản tại hợp đồng mua nhà, người dân phải trả số tiền nợ trong vòng 10 năm, nếu không thực hiện đúng thời hạn trả, nhà của họ sẽ phải chuyển đổi sang diện thuê nhà. Bà Đặng Thị Mỹ (F410, nhà N6D) hiện còn nợ 83 triệu đồng, phẫn uất: Chúng tôi đã mất nhà diện tích rộng gấp mấy lần nhà ở hiện nay, rồi lại phải bỏ thêm tiền để mua nhà trả góp, vậy mà báo chí đến phỏng vấn viết bài cả chục lần, đơn thư cầu cứu chúng tôi cũng gửi đến đủ mọi cấp không ít lần, nhưng 3 năm nay không thấy ai trả lời dân là có sửa đổi hay không. Nếu TP Hà Nội không sớm điều chỉnh như TPHCM, bỏ việc mua nhà trả góp tính theo vàng, tôi và nhiều hộ khác chắc phải ra ngoài đường ở”- bà Mỹ nói. Ông Đỗ Ngọc Hiểu và ông Nguyễn Mạnh Lân (cụm trưởng cụm đô thị mới Trung Hòa Nhân Chính) đã nhiều lần lặn lội đi đưa đơn mong muốn TP Hà Nội thay đổi việc tiền trả góp quy ra vàng nhưng không có kết quả. Ông Lân bức xúc: “Nếu chúng tôi vay mượn ngân hàng để buôn bán và mua nhà ở thuần túy đã đành, đằng này chúng tôi là diện giải tỏa mặt bằng, dọn nhà để làm công trình quốc gia vậy sao lại o ép thế. Có ai muốn mang nợ vào thân. Chính sách gì thì cũng phải vì dân chứ”.
TPHCM: Dân còn thắc mắc Sau khi UBND TPHCM chấp thuận giải quyết theo đề nghị của Sở Tài chính về việc không tính bằng giá vàng khi bán nhà trả góp phục vụ tái định cư, Báo Người Lao Động đã nhận được khá nhiều ý kiến thắc mắc của người dân. Tại khu chung cư Lê Thị Riêng và Trần Văn Kiểu (quận 10 - TPHCM), người dân đề nghị cho biết họ có nằm trong diện được tính bằng phương thức tiền hay không. Bởi người dân ở đây mua nhà tái định cư trả góp theo diện giải tỏa di dời các chung cư sắp sập, thế nhưng trên hợp đồng ghi là mua nhà sở hữu Nhà nước (diện mua nhà theo Nghị định 61/CP, đang chờ hướng dẫn - NV). Chưa hết, theo quy định trong nghị định, việc trả góp được tính bằng vàng bốn số 9, trong khi đơn vị quản lý nhà bắt người dân trả bằng vàng SJC, liệu việc này có hợp lý vì giữa hai loại vàng này giá có chênh lệch?. Tại chung cư Kỳ Đồng (quận 3 - TPHCM), người dân đề nghị hướng dẫn thêm về cách tính trả góp, việc thoái thu số tiền đã nộp... Đơn cử: Một người mua nhà còn nợ 120 triệu đồng, sau khi quy đổi số tiền nợ phải góp là 20 lượng vàng (giá lúc đó 6 triệu đồng/lượng). Sau 2 năm, họ trả được 4 lượng vàng, tại thời điểm mua vàng để trả có giá là 10 triệu đồng/lượng, liệu người dân có được tính là đã trả 40 triệu đồng hay chỉ mới trả 24 triệu đồng trên số nợ gốc?... Để trả lời những ý kiến trên của người dân, chúng tôi sẽ tiếp tục làm việc với các cơ quan chức năng. Bạn đọc có thắc mắc, xin gửi câu hỏi về Báo Người Lao Động hoặc qua e-mail: [email protected], chúng tôi sẽ chuyển đến các cơ quan chức năng xử lý.

K.Long

Bài và ảnh: Thế Dũng
0--1

Liên hệ xóa tin: [email protected]