Nhìn cách ngủ, đoán tính người

“Hãy để tôi quan sát anh khi ngủ, tôi sẽ nói anh là người như thế nào”.

0

>>  

Ngủ ngáy - Học kém

Các nhà nghiên cứu ĐH Cincinnati đã phân tích một nghiên cứu trước đó về mối liên quan giữa việc rối loạn nhịp thở trong giấc ngủ ngáy và ngưng thở khi ngủ (SDB bao gồm chứng ngưng thở khi ngủ và ngủ ngáy) khi thơ ấu với các chức năng vận động của các nơron thần kinh.

Họ đã chỉ ra bằng chứng rất thuyết phục về mối liên quan giữa chứng SDB với việc thiếu một số kỹ năng hành vi cũng như cảm xúc, yếu về khả năng học tập, sự tập trung liên tục, khả năng lựa chọn và sự lanh lợi.

Nghiên cứu này cũng đưa ra một số bằng chứng cho thấy SDB có ảnh hưởng tới tính tình của trẻ, khả năng diễn cảm, nhận thức và ghi nhớ.

Các nhà nghiên cứu cho biết: có khoảng 10 - 12% trẻ nhỏ ngủ ngáy. Riêng chứng ngưng thở khi ngủ được xem là bệnh của người trưởng thành và ở trẻ nhỏ, nó được chẩn đoán là có amiđan lớn.

Nghiến răng - Kém tập trung

Nghiên cứu thứ 2 được thực hiện bởi các nhà nghiên cứu của ĐH Drexel ở Philadelphia, đã phát hiện ra rằng nhiều trẻ có thói nghiến răng khi ngủ - nghiến ken két hoặc siết chặt hai hàm trong suốt thời gian ngủ - cũng thường gặp các vấn đề về giấc ngủ và tăng nguy cơ đối với các vấn đề về hành vi và sự tập trung chú ý.

Nghiên cứu này đã quan sát 10 trẻ và thấy rằng có 8 trẻ bị chứng nghiến răng. Trong số này, 5 trẻ khó ngủ, 3 trẻ bị mất tập trung và có vấn đề về hành vi.

Các nhà nghiên cứu cho biết có khoảng 14 - 17% trẻ nghiến răng khi ngủ và 1/3 trẻ nghiến răng khi ngủ vẫn tiếp tục tật này cho đến khi trưởng thành.

Các nhà khoa học khuyên rằng trẻ cần được điều trị để chấm dứt tình trạng nghiến răng khi ngủ để tăng khả năng ghi nhớ và tập trung khi trưởng thành.

Hay xoay trở - Bị stress

Nghiên cứu thứ 3 cho thấy những người dưới 40 tuổi thường vận động nhiều vào ban ngày và “nằm im” vào ban đêm. Trong khi những người trên 40 tuổi thì ngược lại: ít vận động và ban ngày và hay trở mình vào ban đêm.

Sự xoay trở người khi đang ngủ là hoạt động vô thức của các cơ. Nó thường diễn ra ở nhưng đôi chân ít hoạt động vào ban ngày và có liên quan với sự chán nản, phiền muộn, ghi nhớ kém, khả năng tập trung ít và hay mỏi mệt.

Những người hay hoạt động chân khi ngủ thường cảm thấy mệt mỏi hơn vào ban ngày và tật này cũng gây ảnh hưởng nhất định trong sinh hoạt và giao tiếp hằng ngày.

>>  

AloBacsi.vn (Theo Dân trí)

0--1

Liên hệ xóa tin: [email protected]