Nhức mắt cảnh chen lấn, giẫm đạp ở lễ hội Việt

Lễ hội đã trở thành một bộ phận không thể thiếu trong đời sống văn hóa cộng đồng của người Việt từ bao đời nay. Các lễ hội đầu năm luôn thu hút đông du khách.

15.5995




Tuy nhiên, chứng kiến việc đi lễ của du khách ở nhiều nơi mới thấy những hình ảnh chưa đẹp, thiếu ý thức của không ít người. Cảnh chen lấn, giẫm đạp lên nhau đã trở nên phổ biến tại các lễ hội.

Sáng 21/2 (12 tháng Giêng) hàng nghìn người dân chen chúc đổ về đền Bà Chúa Kho (Bắc Ninh) để dự lễ hội và cầu tài lộc. (Ảnh: VnE)

Cảnh chen lấn, xô đẩy diễn ra trong điện Bà chúa. Nhiều người phải mất nửa tiếng mới có chỗ đứng trước điện Bà chúa (Ảnh: VnE)

Từ 7 - 9 tháng Giêng, người dân thôn Phù Liễn (xã Đồng Tĩnh, Tam Dương, Vĩnh Phúc) mở hội “đúc Bụt” tại miếu Bà thờ công chúa Ngọc Kinh. Mùng 8 là ngày chính hội có trò cướp chiếu. Tương truyền, người nào cướp được chiếu gia đình đó sẽ sinh con trai. Vì vậy, mọi người tranh giành nhau để cướp được chiếu (Ảnh: PNTD)

Mọi người cố giành giật nhau (Ảnh: PNTD)

Dòng người chen chúc đến khó thở (Ảnh: PNTD)

Không ít người đã giẫm đạp, giằng co để mang bằng được chiếu về nhà. (Ảnh: PNTD)

Mùng 7 Tết vừa qua, hàng nghìn người đổ về Bàn Giản (Lập Thạch, Vĩnh Phúc) dự hội đả cầu cướp phết. (Ảnh: Tuổi trẻ)

Mọi người chen lấn, xô đẩy để cướp phết (Ảnh: Tuổi trẻ)

Thanh niên trai tráng giẫm đạp lên nhau để sờ vào phết. (Ảnh: VnE)

Sau lễ hội, nhiều xe máy đổ đè lên nhau, có xe bị vỡ yếm và hư hỏng nặng do người dân giẫm đạp phải. (Ảnh: VnE)

Tối 17/2 (mùng 8 Tết), hàng nghìn người dân ngồi tràn ra đường Tây Sơn trước Tổ đình Phúc Khánh (Hà Nội) để làm lễ dâng sao giải hạn đầu năm. Kết thúc buổi lễ, cả nghìn người chen lấn xin lộc chùa. (Ảnh: PNTD)

Mọi người cố sức chen lấn, xô đẩy nhau xin lộc (Ảnh: VnE).

  Vì muốn nhanh chóng  vào Phủ để cầu sự may mắn cho một năm mới, không ai chịu nhường ai nên đã gây ra cảnh chen lấn dẫn đến tắc đường tại Phủ Giầy - Nam Định chiều mùng 7/1 Tết Quý Tỵ̣ 2013. (Ảnh: Báo Đất Việt)

Cảnh chen lấn, xô đẩy, giẫm đạp lên nhau trở nên phổ biến ở các lễ hội. (Ảnh: Báo Đất Việt)

Thiết nghĩ, văn hóa lễ hội cần phải được tạo lập với bất cứ ai khi đặt chân đến các đền, chùa, phủ để vãn cảnh hay cầu cúng.
 
Thu Hòa(Tổng hợp)


0--1

Liên hệ xóa tin: [email protected]