Những bài thuốc chữa bệnh từ nhãn

Long nhãn cũng được biết đến là “biệt dược” cho làn da đẹp. Với khả năng chống lão hóa nên có khả năng tăng cường sức khỏe cho da, đặc biệt là đối với da ở khu vực mắt.

15.6201

Một số công dụng của quả nhãn

Trị thận hư

Theo Người đưa tin, cách dùng là lấy khoảng 500g long nhãn ngâm với 1 lít rượu. Để khoảng nửa tháng là có thể dùng được. Mỗi tối uống khoảng 1 chén nhỏ trước khi đi ngủ sẽ cải thiện bệnh tình.

Làm đẹp da, tóc

Long nhãn cũng được biết đến là “biệt dược” cho làn da đẹp. Với khả năng chống lão hóa nên có khả năng tăng cường sức khỏe cho da, đặc biệt là đối với da ở khu vực mắt, nó giúp làm giảm nếp nhăn và làm sáng da. Hạt của nhãn có chứa hợp chất với tên gọi là saponin nên rất tốt cho tóc.

Tốt cho tuyến tụy

Ăn nhãn cũng có tác dụng bảo vệ cơ thể khỏi nguy cơ mắc các bệnh ở tuyến tụy, sự thèm chất ngọt và tốt cho các cơ quan sinh sản của phụ nữ.

Giúp mắt và răng miệng khỏe mạnh

Cuối cùng là nhãn có khả năng tăng cường sức khỏe cho mắt, trị nướu răng, và có thể chống lại đau họng.
Theo Đông y, trái nhãn có vị ngọt, tính ôn, là một trong những vị thuốc bổ huyết, ích tâm, kiện tỳ, ích trí. Nếu mất ngủ, hồi hộp, hay quên, có thể dùng 100 gam nhãn và 120 gam gạo nếp nấu cháo ăn.

Tiêu chảy do tỳ hư

Chẳng may bị tiêu chảy do tỳ hư, dùng 40 quả long nhãn khô cùng 3 lát gừng sống, sắc lấy nước uống mỗi ngày.

Khử mùi hôi nách

Lấy bột hạt nhãn trộn đều với dấm chua, bôi lên vùng nách. Chỉ vài lần mà mùi hôi đã đỡ rồi hết hẳn, cho bạn cơ thể thơm tho. Ngoài ra, theo nghiên cứu về dược lý cho thấy trong long nhãn có tác dụng bổ huyết và trấn tĩnh, chữa hồi hộp do thần kinh; thuốc sắc long nhãn có tác dụng hạn chế trực khuẩn lỵ ngoài cơ thể và khuẩn nấm tiểu nha bào.

Một số cách dùng long nhãn chữa bệnh

Bài 1

- Thang Quy tỳ: VOV dẫn tin theo Sức khỏe và đời sống cho biết, dùng long nhãn 12g, táo nhân 12g, chích hoàng kỳ 12g, bạch truật sao 12g, phục thần 12g, đẳng sâm 12g, mộc hương 4g, viễn chí 6g, đương quy 12g, chích thảo 4g. Sắc uống. Tác dụng bổ huyết an thần. Trị các chứng thiếu máu, mất ngủ, hay quên, kinh hoảng.

Bài 2

- Ngọc linh cao: long nhãn nhục 30g, đường trắng 3g, tây dương sâm 3g. Cho vào bát đậy kín, hấp cách thủy. Mỗi lần ăn 1 thìa với nước sôi. Tác dụng đại bổ nguyên khí. Dùng làm thực đơn bồi bổ tăng lực.

Bài 3

- Long nhãn tửu: long nhãn, liều lượng tùy ý. Xào qua rượu, thêm rượu tùy ý ngâm 100 ngày, hằng ngày uống vài ba lần, mỗi lần 20ml. Dùng như rượu bổ thường ngày để bổ ích tinh thần bổ khí huyết.

Bài 4

- Cháo hạt dẻ long nhãn: long nhãn 15g, hạt dẻ 10 - 20 hạt, gạo tẻ 50g. Hạt dẻ bóc vỏ, đập vụn, nấu với gạo thành cháo, khi cháo được cho long nhãn vào, đun sôi đều, khi ăn thêm đường. Dùng cho các trường hợp hồi hộp, tim loạn nhịp, mất ngủ, đau lưng mỏi gối.

Bài 5

- Long nhãn đại táo chưng mật ong nước gừng: long nhãn 250g, mật ong 250g, đại táo 250g, nước gừng liều lượng thích hợp. Nấu long nhãn và đại táo cho chín nhừ, thêm nước gừng và mật ong rồi đun sôi. Dùng cho các trường hợp ăn kém, chậm tiêu, da xanh tái, hồi hộp, đánh trống ngực, lo âu, mất ngủ (tâm tỳ lưỡng hư).

Bài 6

- Quế viên đồng tử kê: gà giò 1 con, long nhãn 30g. Gà làm sạch, cho vào xoong nhỏ thích hợp; thêm long nhãn và chút rượu, giấm, hành, gừng, muối gia vị và nước; hầm nhỏ lửa khoảng 1 giờ. Dùng cho các trường hợp thiếu máu, hồi hộp, mất ngủ, đánh trống ngực.

Bài 7

- Long nhãn hoa sinh: long nhãn 10g, lạc hạt 15g, cho ít muối, ít nước, nấu chín. Dùng cho các trường hợp thiếu máu, chảy máu dưới da.

Bài 8

- Canh long nhãn yến sào: long nhãn 20g, kỷ tử 20g, yến sào 50g. Hầm nhừ, cho thêm đường phèn lượng vừa đủ. Dùng cho các trường hợp hồi hộp loạn nhịp tim, mất ngủ, sốt nóng về chiều, có mồ hôi trộm, ho khan, ít đờm, đờm lẫn huyết (tâm phế âm hư).

Bài 9

- Cháo loãng long nhãn hạt sen: long nhãn 20g, hạt sen 20g, gạo tẻ 100g. Tất cả nấu cháo. Dùng cho các trường hợp cơ thể suy nhược, thiếu máu.
Ngoài cùi nhãn, các bộ phận khác của cây nhãn cũng được dùng trong Đông y:

- Lá nhãn 100g, thái nhỏ, sao vàng sắc với 400ml nước, đun đến khi còn 150ml. Uống làm 2 lần trong ngày. Chữa phù thũng. Với người thể hàn, thêm 3 - 5 lát gừng.

- Vỏ quả nhãn: sao tồn tính, tán mịn, bôi ngoài; chữa bỏng nước sôi bỏng lửa.

- Hạt nhãn: đốt tồn tính, tán bột mịn; chữa lở ngứa, eczema kẽ ngón chân, tay. Hạt nhãn đốt tồn tính, thêm bạch phàn (liều lượng bằng nhau); xoa ngày 2 lần; chữa hôi nách.

Kiêng kỵ: Người có bụng ngực đầy trướng, nôn thổ, nấc, ho, sốt nhiều đờm dịch xuất tiết không dùng.

Tham khảo thuốc: Vitamin A

Trên mắt: vitamin A có vai trò quan trọng tạo sắc tố võng mạc giúp điều tiết mắt, mắt nhìn được trong điều kiện thiếu ánh sáng.

Tú Liên

Nên đọc

0--1

Liên hệ xóa tin: [email protected]