Những bài thuốc dân gian từ sấu gây bất ngờ

Quả sấu cũng như nhiều loại quả khác ở Việt Nam, ngoài tác dụng là nguyên liệu cho ẩm thực, còn có những công dụng tốt đối với sức khỏe như chữa bệnh hoặc làm nguyên liệu cho những phương thuốc chống lại bệnh tật.

15.6041

Quả sấu trong món ăn Việt Nam

Cây sấu có danh pháp khoa học là Dracontomelon duperreanum thuộc họ Đào lộn hột (Anacardiaceae). Là loại cây sống lâu năm lá thường xanh, bán rụng. Sấu còn tên gọi là sấu trắng, long cóc… Cây to, có thể cao tới 30m, thường xanh; cành nhỏ có cạnh và có lông nhung màu tro. Lá mọc so le, phiến lá chét hình trái xoan, đầu nhọn gốc tròn, dai, nhẵn, mặt dưới có gân nổi rõ.


Cùng với những loại quả có vị chua như chanh, khế, mỗm... quả sấu có thể dùng cho các món ăn hoặc ngâm đường, ngâm muối để ăn dần. Quả sấu có nhiều chất dinh dưỡng nên từ lâu, trong các món ăn dân gian của người dân Việt Nam quả sấu đã được sử dụng nhiều.

Mùa hè, quả sấu được dùng để nấu nước canh rau muống giúp thanh nhiệt, giải khát và kích thích làm tăng tiêu hóa. Hoặc sấu nấu chua với thịt nạc băm, sấu chín ăn làm thuốc giải khát, sấu dầm với gừng, đường, ớt tạo thành món ăn có tác dụng tiêu thực, mứt sấu đặc biệt ngon, nước sấu ngâm đường có tác dụng giải khát mùa hè.

Theo nghiên cứu hiện đại, trong quả sấu có tới 80% là nước, 1% axit hữu cơ, 1,3% proteine, 8,2% gluxit... và chứa nhiều vitamin C.

Chứng nhiệt miệng khô khát, ngứa cổ, đau họng

Lấy từ 4-6 g cùi quả sấu khô đem sắc với 2 bát nước còn nửa bát, uống sau bữa ăn sáng. Hoặc 8 g cùi quả sấu hãm với nước sôi uống trong ngày. Dùng trong một tuần liền. Hoặc có thể lấy quả sấu chín đem dầm với muối hay đường ăn trong ngày.

Chữa ho, nhất là đối với trẻ em

Cùi quả sấu tươi 15 g, ngâm với ít muối, ngày ngậm 3-5 lần, tốt nhất nên ngậm vào buổi sáng và tối trước khi đi ngủ. Hoặc cùi sấu 25 g sắc với 250 ml nước còn 100 ml, chia làm 2 lần uống, khi uống cho thêm đường. Uống trong 3 ngày. Với trẻ em, có thể lấy hoa sấu hấp cùng mật ong cho trẻ uống ngày vài lần sẽ hiệu nghiệm.


Sấu là loại quả chữa được nhiều bệnh. Rất có ích cho sức khỏe con người.

Trị bỏng

Vỏ thân cây sấu sử dụng làm thuốc trị bỏng và tử cung xuất huyết…. Ở Vân Nam, Trung Quốc người ta còn sử dụng quả sấu giã ra trị ngứa lở, ăn uống không tiêu, còn vỏ rễ cây được làm thuốc trị sưng vú ở phụ nữ.

Tăng cường hệ tiêu hóa

Nhờ có vị chua thanh nên sấu có tác dụng thanh nhiệt giải khát và kích thích làm tăng tiêu hóa. Lấy sấu hấp với đường làm nước giải khát uống trong ngày. Hoặc sử dụng quả sấu tươi nấu canh chua ăn.

Cách bảo quản sấu

Sấu xanh: Sấu xanh cắt cuống cho mủ chảy hết ra ngoài, rửa sạch, để ráo nước. Xếp vào hũ giữ trong ngăn đá. Với cách bảo quản này bạn sẽ cất giữ được sấu dùng cho cả năm, mà chất lượng vẫn đảm bảo.

Sấu chín: Sấu chín sẽ không còn mủ, nên chẳng cần cắt cuống, bạn chỉ việc rửa sạch để ráo nước. Bảo quản giống sấu xanh.


Sấu giải rượu rất tốt.

Giải rượu

10g cùi sấu đem hãm với nước sôi để uống, cách 30 phút lại uống một lần. Lá dùng nấu nước rửa chữa mụn loét hoại tử.

Chữa nôn do thai nghén

Quả sấu xanh nấu với cá diếc hoặc thịt vịt. Cách chế biến: Cá diếc 2 con, moi ruột, rửa sạch để ráo nước, ướp gia vị, đem nấu với 2 bát nước, khi nước sôi cho khoảng 1-3 quả sấu đã nạo vỏ, đun trong 7-10 phút bắc ra rồi dầm sấu, nêm gia vị cho vừa ăn. Ăn lúc nóng hoặc có thể thay canh ăn với cơm. Mỗi tuần nên ăn khoảng 3-5 lần.

Chữa lở ngứa

Lá sấu rửa sạch, sắc lấy nước để chữa mụn loét, hoại tử, vết thương lâu lành.

PHƯƠNG MAI (Tổng hợp)/ Theo ĐSPL

0--1

Liên hệ xóa tin: [email protected]