Những bài thuốc dân gian và mẹo chữa bệnh trĩ hiệu quả ở mẹ bầu

Bị trĩ khi mang thai khá phổ biến và là nỗi ám ảnh, nỗi khổ “khó nói” của nhiều bà bầu. Để phòng tránh và đẩy lùi bệnh trĩ hiệu quả, các chị em hãy tham khảo các mẹo và các bài thuốc dưới đây nhé.

0

Tin liên quan

Những mẹo hay để ngừa và chữa bệnh trĩ
Mẹ bầu nên uống nhiều nước và ăn nhiêu thực phẩm chất xơ để đẩy lùi bệnh trĩ.

Ăn thực phẩm chứa nhiều chất xơ 

Chế độ ăn uống góp phần quan trọng trong việc phòng ngừa và chữa trị bệnh trĩ. Trái cây và rau xanh là những thực phẩm chứa nhiều chất xơ tốt nhất cho bà bầu để bổ sung vào chế độ ăn uống hàng ngày. Bạn có thể chế biến chúng theo nhiều cách khác nhau (ví dụ như làm sinh tố, hấp, làm bánh…) để không bao giờ cảm thấy nhàm chán với các thực đơn làm từ rau, củ, quả.

Uống nhiều nước

Để giảm sự khó chịu của bệnh trĩ khi bầu bí, bạn nên uống ít nhất từ 8 – 10 ly nước mỗi ngày. Hơn thế nữa, uống nhiều nước cũng giúp bà bầu tránh bị táo bón, một trong những căn bệnh phổ biến mà phụ nữ mang thai nào cũng bị.

Tắm nước ấm

Tắm nước ấm cũng là một trong 10 mẹo chữa bệnh trĩ hiệu quả cho bà bầu. Nếu bạn không thể tắm nước ấm nhiều lần mỗi ngày, hãy cố gắng thư giãn cơ thể trong bồn nước ấm vào mỗi buổi sáng và một lần nữa vào buổi tối trước khi đi ngủ.

Sử dụng gel bôi trơn

Sau khi đi đại tiện và vệ sinh xong, bạn có thể sử dụng gel bôi trơn đặc trị bệnh trĩ để bôi vào bên trong thành ống hậu môn. Tuy nhiên, hãy chắc chắn rằng bạn làm việc này đúng cách và làm nhẹ nhàng để không làm xước da và nhiễm trùng da.

Bôi thuốc ngoài da làm từ cây phỉ

Chiết xuất nước cây phỉ hoạt động giống như một chất làm se tự nhiên. Đơn giản, bạn chỉ cần dùng bông đã tiệt trùng thấm nước cây phỉ và nhẹ nhàng đắp vào vùng hậu môn. Hãy làm vào mỗi buổi tối trước khi đi ngủ và kiểm tra hiệu quả của cách chữa bệnh trĩ này. 

Vận động thích hợp

Tránh ngồi hoặc đứng trong khoảng thời gian dài. Nếu công việc của bạn phải ngồi nhiều, hãy cố gắng đứng dậy và di chuyển nhiều trong vài phút mỗi giờ hoặc lâu hơn. Nếu nằm nhà nghỉ ngơi, xem ti vi, đọc sách, bạn hãy nằm nghiêng người về một bên, tránh nằm ngửa hoặc nằm sấp. Nghiêng sang trái là tốt nhất để giảm ứ máu tại vùng chậu và hậu môn.

Không nhịn đại tiện

Cuối cùng nhưng vô cùng quan trọng, bạn không nên nhịn đại tiện. Nếu cảm thấy khó chịu và cần đi vệ sinh ngay, đừng cố nhịn. Hãy đi “giải quyết” vấn đề của bạn ngay, nếu không phân sẽ bị khô cứng và khi đi qua hậu môn sẽ khiến ống hậu môn của bạn bị đau rát, khó chịu, tạo búi trĩ, thậm chí là chảy máu.

Vệ sinh hậu môn sạch sẽ

Nên lai hậu môn bằng khăn mềm, ướt và không nên sử dụng những loại giấy khô gây đau, búi trĩ chảy máu nặng hơn. Tránh sử dụng các loại giấy vệ sinh có màu hay có quá nhiều mùi thơm.

Những bài thuốc dân gian chữa bệnh trĩ hiệu quả

- Khi bị bệnh trĩ đau nhức, có thể dùng lá diếp cá nấu nước xông, ngâm rửa lúc còn nóng, còn bã dùng đắp vào chỗ đau. Đồng thời dùng diếp cá uống tươi hoặc sắc uống liên tục trong ba tháng.

- Bạn cũng có thể dùng vỏ củ ấu sấy khô, đốt tồn tính, tán bột, trộn đều với dầu vừng, bôi hoặc đắp.

- Trong trường hợp bị trĩ xuất huyết: dùng hoa mướp 20g, hoa hoè 10, hai thứ đem hãm với nước sôi trong bình kín, sau chừng 20 phút thì dùng được, uống thay trà trong ngày, mỗi ngày dùng 1 thang, hãm uống vài ba lần.

- Khi bị trĩ sa, bạn có thể lấy hoa mướp với lượng vừa đủ, rửa sạch, giã nát rồi đắp vào hậu môn. Bài thuốc này còn có tác dụng thanh nhiệt giải độc.

- Trong trường hợp bị sưng nề có thể dùng hoa mào gà 10g, phượng nhãn thảo 10g. Hai thứ đem sắc lấy nước ngâm rửa hậu môn, mỗi ngày 2 lần.

Tuy nhiên, các bài thuốc trên cũng không thể có tác dụng trong mọi trường hợp. Nếu một người đã mắc trĩ thì trong thời gian mang thai và khi sinh nở, có thể sẽ làm cho bệnh trĩ nặng thêm. Vì thế, cùng với việc khi có thai, bạn phải đi khám thai thường xuyên để theo dõi sự phát triển của thai nhi, thì cũng nên tham vấn cũng cách phòng tránh bệnh trĩ trong thai kỳ cho tốt.

Một số món ăn bổ dưỡng cho các bà bầu bị bệnh trĩ

 

Canh mồng tơi rất tốt cho các mẹ bầu bị bệnh trĩ.

Canh rau mng tơi, mướp hương, cua đng

- Nguyên liệu: Cua đồng 500g, mồng tơi 200g, mướp hương 500g, gia vị các loại.

- Cách làm: Cua đồng rửa sạch, để ráo, giã nhỏ, cho một chút muối vào cua, thêm nước lã rồi dùng tấm vải lược vắt lấy nước, bỏ bã để làm rêu cua. Mồng tơi rửa sạch, cắt nhỏ, mướp hương gọt vỏ, rửa sạch, xắt miếng xéo. Nấu sôi nước cua, nêm gia vị (nước mắm, muối, mắm tôm hoặc mắm ruốc) rồi cho mồng tơi và rau đay vào, nấu rau chín thì nêm bột ngọt. Dùng ăn nóng trong bửa cơm.

Canh mng tơi, cá diếc

- Nguyên liệu: Cá diếc 1 con, mồng tơi 300g.

- Cách làm: Cá bỏ ruột, làm sạch; mồng tơi rửa sạch, cắt nhỏ. Cho cá và nước lượng vừa đủ vào nồi, đun lửa lớn cho thật sôi, rồi hạ nhỏ lửa, khi cá chín thì cho rau mồng tơi vào, nấu sôi lại. Mồng tơi chín mềm thì nêm gia vị vừa ăn. Dùng ăn nóng trong bữa cơm.

Canh hoa hòe, tht ln

- Nguyên liệu: Hoa hòe tươi 50g, thịt lợn nạc 100g, gia vị các loại.

- Cách làm: Hoa hòe rửa sạch, để ráo. Thịt rửa sạch, xắt miếng mỏng, ướp gia vị rồi đem nấu canh với hoa hòe đến khi chín là được. Nêm gia vị vừa ăn. Dùng ăn trong bữa cơm.

Cháo a giao, c sen

- Nguyên liệu: A giao 20g, củ sen 80g, ý dĩ 60g, táo đỏ 4 trái, gạo tẻ 60g.

- Cách làm: Gạo vo sạch, thêm lượng nước vừa đủ, cùng các vị thuốc trên đã rửa sạch, nấu cháo nhừ. Dùng ăn vào lúc đói bụng.

Thay đổi chế độ ăn uống sẽ giúp ích rất nhiều cho bạn trong việc điều trị bệnh trĩ. Vì vậy các mẹ hãy bổ sung những món ăn này vào thực đơn hàng ngày để phòng ngừa và đẩy lùi căn bệnh “khó nói” này trong quá trình mang thai nhé.

Minh Châu (Tổng hợp)

Nguồn: Gia đình Việt Nam

Clip đang xem nhiều nhất:

 

 

 

 

 

 

0--1

Liên hệ xóa tin: [email protected]