Những bệnh dẫn đến đau răng mà ko phải do răng sâu

Khi cảm thấy đau răng, bạn thường nghĩ ngay đến những chiếc răng sâu nhưng đôi khi thực tế lại không phải vậy...

15.6032

Đau răng do đau dây thần kinh số 5

Mỗi lần đau vùng mặt, răng tê nhức, ông Bắc đến phòng khám nha khoa để nhổ răng. Mất gần hết hàm răng, ông đến bệnh viện khám mới biết mình đau dây thần kinh số 5, còn toàn bộ răng trước đó đã bị nhổ oan, VnExpress đưa tin.

Sau hai ngày phẫu thuật dây thần kinh số 5 bị chèn ép, đến chiều 3/7, sức khỏe của ông Đỗ Hà Bắc (49 tuổi, ngụ huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định) đã dần hồi phục. Các cơn đau vùng mặt, quai hàm chấm dứt hẳn.

20 năm trước, ông Bắc cảm thấy vùng mặt bỗng dưng đau ê ẩm. Cơn đau xuất hiện ngày càng nhiều khiến ông choáng váng, thường xuyên mất ăn, mất ngủ.

"Mỗi lần thấy hàm răng tê buốt, tôi đến các phòng khám nha khoa thì được bác sĩ xử trí bằng cách nhổ răng. Nhổ mãi đến nay chỉ còn 3 cái răng ở hàm dưới mà vẫn bị đau. Tôi đến bệnh viện đa khoa tỉnh khám mới biết bị dây thần kinh số 5 chèn ép gây ê ẩm vùng mặt chứ không phải do răng sâu hỏng", ông Bắc nói.

Bác sĩ Đào Văn Nhân, Trưởng khoa Ngoại Thần kinh - Cột sống, Bệnh viện đa khoa tỉnh Bình Định cho hay, ê kíp y bác sĩ đã phẫu thuật giải ép vi mạch cho bệnh nhân. "Chúng tôi đã phẫu thuật mở sọ sau tai, dùng hệ thống kính vi phẫu bóc tách dây thần kinh số 5 tại góc cầu tiểu não (điểm xuất phát của dây thần kinh số 5) cho ông Bắc. Sau đó, dùng vật liệu ngăn cách dây thần kinh số 5 và mạch máu", bác sĩ Nhân cho hay.

Đau răng do vi khuẩn

Trong miệng lúc nào cũng có sẵn vi khuẩn với nhiều loại cả Gram âm và Gram dương, ưa khí, kỵ khí, xoắn khuẩn, phẩy khuẩn, thoi khuẩn,… Trong đó, loại gây bệnh về răng chủ yếu có các loại như Streptococus Mutans và Actinomyces vicosus gây sâu răng, viêm nha chu; Streptococcus viridians gây ap - xe răng. Chính những bệnh lý này gây ra đau răng ở người bệnh.

Đau răng do màng bám trên mặt răng

Mảng bám trên răng được hình thành rất nhanh, chỉ ngay sau khi ăn các loại thực phẩm giàu đường, bột như bánh, mứt, kẹo, nước ngọt, trái cây khô,… Đường sẽ phối hợp với các loại vi khuẩn sinh ra acid phá hủy men răng, gây sâu răng.

Mảng bám sẽ được khoáng hóa trở thành cao răng. Cao răng lại chính là thủ phạm gây bệnh viêm lợi, viêm quanh răng, sâu răng, ap-xe răng , túi nha chu,… Khi đó, những cơn đau nhức sẽ còn tăng cấp thành đợt lặp đi lặp lại theo thời gian.

Đau răng bắt nguồn từ hình thể răng

Những chiếc răng có nhiều gờ rãnh, đặc biệt là răng hàm sẽ có nguy cơ sâu răng cao hơn do thức ăn dễ bị bám đọng lại, khó làm sạch hơn gây ra bệnh lý sâu răng, mòn men khiến tạo nên những cơn đau đi kèm.

Đau răng vấn đề dinh dưỡng

Nếu dinh dưỡng của cơ thể không cân bằng thì có thể trở thành căn nguyên gây ra bệnh lý răng và những cơn đau kèm theo.

Thiếu Vitamin C sẽ gây viêm lợi, lợi sưng đỏ, chảy máu chân răng, chảu máu dưới da gây đau nhức.

Thiếu canxi, vitamin D3, A, fluor là nguyên nhân khiến cho cấu tạo răng không bền chắc mà dễ bị tấn công bởi bệnh lý, mọc sai lệch làm ảnh hưởng đến sức khỏe của răng về lâu dài.

Do chấn thương răng miệng

Những va chạm như ngã, tai nạn giao thông, ăn nhai phải đồ cứng, ẩu đả,… dẫn đến gãy răng, sứt mẻ răng gây đau. Hơn nữa, răng bị tổn thương cũng sẽ dễ bị tấn công bởi vi khuẩn hơn sinh ra các bệnh lý liên quan làm đau răng.

Đau răng do mọc răng khôn

Đây là tình trạng đau răng gặp phải ở nhiều người. Cơn đau có thể kéo dài nhiều đợt, mỗi đợt khoảng hơn 1 tuần cho đến khi nào răng mọc đầy đủ.

Như vậy, đau răng là tình trạng không chỉ gây khó chịu về mặt cảm giác mà còn có thể là dấu hiệu quả những bệnh lý nghiêm trọng như nhiễm khuẩn ống tủy, viêm tủy,… và làm ảnh hưởng xấu đến chức năng ăn nhai.

Nghiến răng

Nên đọc

Đôi khi chúng ta vô thức nghiến răng trong giấc ngủ, nghiến răng do căng thẳng, giận giữ, lo lắng, khó chịu. Nghiến răng nhiều dần dần sẽ khiến men răng bị tổn thương, vi khuẩn dễ dàng tấn công khiến răng bị mắc các bệnh như sâu răng, viêm lợi, từ đó gây ra đau răng.

Hội chứng khớp thái dương hàm

Khớp thái dương hàm là khớp giữ hàm dưới ăn khớp với sọ. Các bệnh của khớp thái dương hàm có thể dẫn tới đau răng, đặc biệt là đau ở vùng hai bên má.

Đau khớp thái dương hàm có thể gây ra bởi chấn thương cấp tính (như va chạm vùng mặt), viêm khớp thoái hóa. Nhưng đôi khi các cơ quanh khớp này được dùng để nhai bị co thắt, gây đau răng, đau đầu và đau cổ. Việc co thắt tạm thời cũng có thể xảy ra khi gây tê hoặc khi thực hiện các biện pháp nha khoa khi nhổ răng khôn bị kẹt.

Thùy Linh

Theo GĐVN

0--1

Liên hệ xóa tin: [email protected]