Những bệnh gây ho kéo dài ở trẻ em

Ho kéo dài là dấu hiệu của bệnh nhiễm trùng đường hô hấp do vi khuẩn bordetella gây ra. Ho liên tục trên 4 tuần, có nhiều nguyên nhân khác nhau.

15.5799

Báo Sức khỏe đời sống cho biết, trong khi ho cấp tính ở trẻ em thường do nhiễm siêu vi đường hô hấp, thì ho kéo dài được định nghĩa là ho liên tục trên 4 tuần, có nhiều nguyên nhân khác nhau và đôi khi có thể trầm trọng.

Điều quan trọng đối với ho kéo dài là phải tìm được nguyên nhân và điều trị thích hợp, tuyệt đối không được dùng các thuốc ức chế ho một cách tùy tiện.

Nguyên nhân ho kéo dài ?

Có nhiều nguyên nhân gây ho kéo dài. Tính chất ho có thể gợi ý một số nguyên nhân như: ho có đờm (ho dị ứng, hen…), ho cơn đỏ mặt ( ho gà, dị vật đường thở, ho do tác nhân Mycoplasma, Chlamydia…), ho về đêm (viêm mũi xoang, hen…), ho sau vận động (hen), không bao giờ ho lúc ngủ  (ho do tâm lý).

Ho kéo dài ở trẻ do nhiều nguyên nhân khác nhau

Ho kéo dài có thể do nguyên nhân tại phổi (hen, dị vật, lao…) hay do nguyên nhân ngoài phổi (viêm mũi xoang, viêm tai, trào ngược dạ dày thực quản, bệnh lý tim mạch, tác dụng phụ của thuốc nhất là các thuốc tim mạch có tác dụng ức chế men chuyển…).

Một số bệnh gây ho kéo dài

Bệnh hen ở trẻ nhỏ (dưới 3 tuổi): chiếm 40% trường hợp ho kéo dài ở trẻ

Việc chẩn đoán hen ở trẻ nhỏ chủ yếu dựa vào các biểu hiện: trẻ có tiền sử bản thân về dị ứng như eczema, dị ứng thức ăn và tiền sử gia đình có bố mẹ và người thân trong gia đình đã bị hen suyễn, viêm da dị ứng, viêm mũi dị ứng...

Trẻ có nhiều đợt ho khan, từng cơn, tái phát và thở rít, thường trẻ bị viêm tiểu phế quản trên 3 lần trước 2 tuổi. Những đợt ho này khởi phát do nhiễm virut, do gắng sức, khi khóc, cười, giận dữ hoặc tiếp xúc với chất kích thích, nhất là ngửi phải khói thuốc lá, không khí ô nhiễm, bụi, khói xe...

Khám lâm sàng thấy phổi trẻ bình thường ngoài cơn hen. Tuy mắc bệnh nhưng không ảnh hưởng đến sự tăng trưởng của trẻ về cân nặng và chiều cao. Chụp Xquang phổi thấy hình ảnh bình thường. Làm test lẩy da dương tính với dị nguyên hô hấp, ví dụ như bọ nhà, lông chó, lông mèo, phấn hoa... Dị ứng với một số loại thức ăn như tôm, cá, lạc,...

Điều trị hen phế quản ở trẻ em bao gồm: dùng thuốc, cải thiện môi trường sống của trẻ, tuyên truyền hiểu biết về bệnh hen cho cha mẹ và người nuôi dưỡng trẻ.

Những loại thuốc dùng điều trị là: Thuốc giãn phế quản; thuốc chống viêm loại corticoides dạng hít.

Cải thiện điều kiện môi trường và tuyên truyền về phòng bệnh hen:

- Tránh cho trẻ hít phải khói thuốc lá, chất gây ô nhiễm, thuốc xịt mũi, khói hương...

- Tránh tiếp xúc với các chất là dị ứng nguyên như bọ nhà, lông chó mèo, nấm mốc, bụi bẩn, hơi hóa chất...

- Tiêm phòng bệnh cho trẻ. Điều trị các bệnh nhiễm khuẩn hô hấp do virut hoặc viêm phổi do Mycoplasme vì chúng có thể khởi phát cơn hen. Điều trị viêm mũi dị ứng, viêm xoang mạn tính...

Trào ngược dạ dày - thực quản

Chẩn đoán bệnh chủ yếu dựa vào triệu chứng lâm sàng như trẻ bị trào ngược thường hít phải (một lượng lớn hoặc lượng nhỏ) chất trào ngược từ dạ dày vào đường hô hấp. Trẻ thường trào ngược sau bữa ăn 30 phút - 1 giờ, khi thay đổi tư thế, hoặc trong bữa ăn do cơ thắt dưới thực quản tự mở ra.

Xét nghiệm: Xác định tỷ lệ phần trăm độ pH dưới 4, bình thường % pH dưới 4 nhỏ hơn 5%; nội soi, siêu âm...

Điều trị: Cần cho trẻ ăn làm nhiều bữa, chia nhỏ bữa ăn. Dùng thuốc kháng axit liều cao: 2mg/kg/ngày trong thời gian từ 3 - 6 tháng. Kết quả điều trị trào ngược dạ dày - thực quản sẽ dẫn đến hết hoặc giảm ho, tái phát ho khi ngừng điều trị.

Ho gà

Bệnh do vi khuẩn Gram âm (Bordetella pertussis) gây ra, lây lan qua đường hô hấp. Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), hàng năm trên toàn thế giới có 60 triệu ca bệnh, trong đó 400.000 ca tử vong. Ho gà chiếm 12% trường hợp ho kéo dài ở trẻ em.

Ở trẻ nhũ nhi, bệnh thường diễn biến nặng vì trẻ dưới 3 tháng chưa được tiêm vắc-xin, có nguồn lây trực tiếp từ người chăm sóc trẻ như bố mẹ, ông bà, cô nuôi dạy trẻ...

Biểu hiện điển hình của bệnh ho gà là: trẻ nhỏ dưới 3 tháng tuổi, chưa được tiêm vắc-xin, xuất hiện ho cơn từ 15 ngày đến 3 tuần, trẻ nhỏ ho cơn kéo dài, kèm theo nôn trớ khi ho, ngừng thở, tím tái sau cơn ho, chậm nhịp tim; cuối cơn trẻ hít sâu đặc trưng của bệnh ho gà. Thời kỳ hồi phục, thường kéo dài 3 tháng: trẻ ho khan dai dẳng và tăng phản ứng phế quản.

Chẩn đoán ho gà dựa chủ yếu vào lâm sàng: Có nguồn lây ở trẻ ho cơn đặc hiệu, ho kéo dài, đặc biệt hay gặp ở trẻ chưa được tiêm vắc-xin hoặc tiêm trên 5 năm, chưa nhắc lại.

Điều trị: Nếu trẻ nhỏ dưới 3 tháng phải nhập viện để điều trị. Thuốc điều trị đặc hiệu là nhóm kháng sinh macrolides: azithromycine 20mg/kg/ngày, 1 liều duy nhất, trong 3-5 ngày. Thuốc làm giảm thời gian lây bệnh vì diệt sạch vi khuẩn ho gà nhưng không làm thay đổi diễn tiến của bệnh.

Phòng lây nhiễm bệnh: Dùng kháng sinh dự phòng cho tất cả mọi người tiếp xúc với trẻ hàng ngày, tiếp xúc kéo dài mà chưa tiêm vắc-xin, uống azithromycine liều 20mg/kg/ngày trong 3 ngày.

Tiêm vắc-xin: trẻ nhỏ tiêm 3 mũi, nhắc lại khi trẻ được 11-13 tuổi, tiêm nhắc lại cho người lớn mỗi 10 năm.

Dị vật đường thở

Biểu hiện: Trẻ ho sặc sụa, có cơn ngạt thở, tím tái, vã mồ hôi, chảy nước mắt nước mũi...

Trường hợp dị vật đường thở bỏ quên: Trẻ ho kéo dài và viêm phổi tái phát. Trên phim chụp Xquang phổi, có thể gặp biến chứng giãn phế quản. Cần cho trẻ đến khám ngay khi có nghi ngờ dị vật đường thở tại các cơ sở y tế có chuyên khoa nội soi phế quản. Các chuyên gia hô hấp sẽ giúp chẩn đoán và gắp dị vật...

Sai lầm cần tránh khi trẻ ho

Nên đọc

Theo Vnexpress, Bác sĩ CKII Nguyễn Thị Thanh, Trưởng khoa Dịch vụ 1 bệnh viện Nhi Đồng 2 cho biết, ho là một triệu chứng làm cho cha mẹ lo lắng , tuy nhiên đôi lúc  ho là  phản xạ tốt, là cơ chế có thể giúp tống chất nhầy nhớt ra khỏi phế quản, giúp bảo vệ họng và phổi của bé.

Không nên tự động cho trẻ uống kháng sinh, thuốc ức chế ho, thuốc ngủ, hoặc thuốc chống dị ứng. Điều này vô cùng nguy hiểm vì những loại thuốc này có thể làm nặng thêm tình trạng viêm phổi, viêm thanh phế quản và hen suyễn ở trẻ. Ngoài ra những thuốc này còn có thể gây suy hô hấp ở trẻ nhỏ.

Bác sĩ Thanh đưa ra lời khuyên, nên đưa bé đến ngay cơ sở y tế khi trẻ ho đột ngột kèm co thắt, khò khè, hoặc thở rít, tím tái. Đây có thể là do trẻ bị dị vật đường thở, phải sơ cứu ban đầu và cho trẻ đến bệnh viện càng sớm càng tốt.

Khi trẻ ho kèm nôn ói hoặc sốt cao 39 độ C, trẻ ho kèm khó thở, thở nhanh, nông, trẻ co giật hoặc li bì khó đánh thức, trẻ ho kèm thở mệt, cánh mũi phập phồng, co lõm ngực, tiết đàm nhớt nhiều... cũng cần được nhanh chóng đi gặp bác sĩ.

Trong trường hợp khi bé ho do cảm lạnh kèm sổ mũi, không sốt hoặc sốt nhẹ nhưng bé vẫn ăn uống, chơi đùa bình thường, không nôn ói, có thể theo dõi bé ở nhà.

Nên chăm sóc bé bằng cách cho bé uống nhiều nước cam, chanh hoặc ăn trái cây tươi, nấu cháo hoặc súp để bé dễ ăn hơn và theo dõi nhiệt độ của bé.

Nếu bé đỡ ho, ăn uống tốt, không sốt, thở dễ thì thường bé sẽ khỏi trong vòng một tuần. Nếu bé hắt hơi sổ mũi thì nên nhỏ mũi bằng nước muối sinh lý.

Thuốc tham khảo: Siro thuốc Eugica

- Dùng điều trị các trường hợp: ho khan, ho có đờm, ho mất tiếng, ho kinh niên, ho do dị ứng, viêm đau họng, viêm khí quản, phế quản, sổ mũi, cảm cúm.

- Làm loãng dịch nhầy đường hô hấp, long đờm.

Mỹ Linh

Theo GĐVN

0--1

Liên hệ xóa tin: [email protected]