Những bệnh không nên có ở trẻ em

Cháu bị tật nói khó, nói lắp một số từ. Những lúc hồi hộp biểu hiện đó càng rõ hơn. Cháu phải làm thế nào?.

15.5972
Thưa bác sĩ, cháu bị tật nói lắp một số từ. Những lúc hồi hộp biểu hiện đó càng rõ hơn, cháu phải co cơ cổ, cơ hàm, nín thở, mặt bị méo, hàm dưới cứng. Khi tiếng nói phát ra thì nghe rất rõ. Cháu phải làm thế nào?.


Chào cháu,

Nói lắp là một rối loạn phát âm gặp cả ở trẻ em và người lớn. Nó thường do 2 nguyên nhân chính là tâm lýsinh lý.

- Nhóm sinh lý bao gồm sự co giật khi nói, tổn thương ở thần kinh trung ương, toàn trạng suy yếu, có những bất thường toàn thân hoặc ở cơ quan phát âm.

- Nhóm tâm lý gồm sự tắc nghẽn, rối loạn biểu cảm của lời nói.

Triệu chứng chính ở người có tật nói lắp là sự co giật (thường kéo dài 0,2-12,6 giây, nếu nặng có thể kéo dài 90 giây) trong quá trình nói. Có thể co giật ở các bộ phận khác nhau của bộ máy phát âm như cơ quan hô hấp (chủ yếu ở các cơ hô hấp như cơ ngực, cơ bụng cơ hoành), cơ quan phát âm (thanh quản, dây thanh), cơ quan cấu âm (chủ yếu ở môi, lưỡi, màn hầu).

Do nguyên nhân của bệnh rất đa dạng nên để điều trị có hiệu quả cần có sự phối hợp của các bác sĩ ở nhiều chuyên khoa như tâm lý, thần kinh, tai mũi họng, vật lý trị liệu. Người bệnh phải trải qua một khoá học đặc biệt luyện tập phát âm dưới sự chỉ dẫn của các bác sĩ chuyên sâu về lĩnh vực này.

Việc điều trị phụ thuộc vào nhiều yếu tố như nguyên nhân, thời gian mắc bệnh và quan trọng nhất là lứa tuổi. Nếu còn trẻ, nhiệt tình, quyết tâm chữa bệnh, tổn thương ở bộ máy phát âm ít, tổn thương tâm lý ở mức độ vừa phải thì tiên lượng bệnh khả quan.

Vì vậy, cháu hãy nhanh chóng đến Viện Tai mũi họng để khám và xác định mức độ bệnh tật, hình thái bệnh cảnh lâm sàng để có hướng điều trị hiệu quả.


AloBacsi.vn
Theo BS Phạm Thị Ngọc - Sức khỏe & Đời sống

0--1

Liên hệ xóa tin: [email protected]