Những bệnh mà phụ nữ sau sinh thường gặp

Các bà mẹ sau khi sinh thì bên cạnh niềm vui được chăm sóc thiên thần mới chào đời, các bà mẹ cũng phải đối mặt với những căn bệnh dưới đây

15.5617

1. Bệnh trĩ

Khi mang bầu, thai phát triển to, đè lên vùng bụng làm các mạch máu bị chèn ép, các tĩnh mạch ở tầng sinh môn và đáy chậu cũng bị chèn ép, khó lưu thông dẫn đến cương lên, tạo thành búi trĩ. Bên cạnh đó, rối loạn tiêu hóa khi mang thai như táo bón cũng dễ gây ra bệnh trĩ.

Sau khi sinh, tử cung mở to, tăng áp lực khoang chậu, tụ máu sưng phù tĩnh mạch ở phần hậu môn. Trong quá trình vượt cạn, việc rặn sinh làm tăng áp lực lên ổ bụng, khiến búi trĩ dễ sa ra ngoài. Đối với một số trường hợp khi sinh con, bị rạch tầng sinh môn, khi khâu, sản phụ có thể bị khâu chít vào một số mạch máu ở hậu môn, dẫn đến trĩ.

2. Viêm vú

Viêm vú cũng là một trong những rắc rối rất thường gặp đối với phụ nữ sau khi sinh. Nguyên nhân là do trong giai đoạn đầu, triệu chứng này chủ yếu do tắc tia sữa ở một phần hoặc toàn bộ vú. Cũng có thể là do bé bú yếu. Để cải thiện tình hình bạn nên cho con bú đúng cách. Có thể dùng kháng sinh theo chỉ định của bác sĩ nếu tình trạng này không được cải thiện trong 1-2 ngày sau đó.

Một số ít trường hợp tiến triển thành áp-xe vú, cách điều trị tốt nhất là trích dẫn lưu. Việc cho bé bú có thể tiếp tục nếu bạn không quá đau, nếu không, bạn nên dùng cách vắt lấy sữa cho bé bú. Tốt nhất bạn nên cho bé bú trở lại càng sớm càng tốt.

3. Tiểu són

Phụ nữ sau sinh rất dễ bị són tiểu, nguyên nhân là do sau quá trình gắng sức để vượt cạn, các cơ xung quanh bàng quang và niệu đạo sản phụ trở nên yếu và khó kiểm soát việc tiểu tiện. Triệu chứng này có thể sẽ tự khỏi sau 3-6 tháng khi sinh em bé. Song tình trạng này cũng có thể kéo dài hơn, có người thậm chí đến hàng năm sau vẫn chưa kiểm soát được việc đi tiểu trở lại bình thường.

Đây là căn bệnh phổ biến ở khoảng 30% sản phụ sau sinh nở. Nếu bệnh ở mức độ nhẹ, bạn chỉ cần tập các động tác nhằm tăng cường sức cơ của cơ quan kiểm soát sự đi tiểu (tập nín khí đi tiểu) là có thể khỏi nhưng nếu tình trạng són tiểu vẫn không hết sau sinh, đặc biệt là sau một khoảng thời gian đã luyện tập thì hãy tìm gặp bác sĩ để được điều trị kịp thời.

4. Đau tầng sinh môn

Tầng sinh môn hay bị chấn thương cũng dễ bị cắt rộng khi đẻ con so, đầu thai nhi quá to hoặc tầng sinh môn ít giãn rộng trong quá trình sinh nở. Điều này làm sản phụ cảm thấy đau, khó chịu khi di chuyển trong vài ngày đầu.

Tầng sinh môn cũng rất dễ bị nhiễm khuẩn. Nếu bạn thấy đau nhức, có cảm giác như bị côn trùng cắn, ngứa, bị phù nề, mưng mủ thì phải báo ngay cho bác sĩ để cắt chỉ, bôi thuốc sát trùng và băng lại, tránh để trường hợp viêm nhiễm ngày càng nặng.

5. Đau bụng dưới

Sau khi sinh, tử cung của thai phụ co dần lại, chỉ còn nhỏ như quả bưởi, sờ thấy đáy tử cung ở rốn. Sau 1 tuần thì còn một nửa, tuần kế tiếp thì không còn sờ nắn thấy tử cung ở trên bụng. Quá trình co bóp đó, sản phụ thường cảm thấy đau. Nếu thấy đau quá nhiều, bạn phải khám xem có viêm nhiễm không? Những cơn đau đó có thể do bạn bị nhiễm trùng dạ con, viêm ruột thừa, viêm phần phụ, sót rau…Để lâu sẽ nguy hiểm tới tính mạng của bạn.

Theo khuyến cáo chung, sau khi sinh được 6 tuần sản phụ nên đi kiểm tra sức khỏe toàn bộ cơ thể để biết được tình trạng sức khỏe của bản thân.

6. Rau máu nơi “vùng kín

Sau khi sinh, trong vòng 4 tuần đầu bạn sẽ thấy “vùng kín” của bạn ra máu, giống nguyệt san thông thường. Ban đầu máu có màu đỏ đen, kèm theo những cục máu nhỏ, sau dó máu sẽ tươi hơn, ít hơn chuyển thành màu hồng hoặc màu vàng ở những tuần kế tiếp. Nếu bạn thấy lượng máu bạn chảy ra không hề có dấu hiệu thuyên giảm, kèm theo cảm giác đau bụng, sốt thì bạn nên tới bệnh viện trước khi quá muộn. Đó có thể là dấu hiệu của chứng băng huyết

7. Sa tử cung

Sa tử cung (sa dạ con) là chỉ tử cung đang ở vị trí bình thường dọc theo âm đạo tụt xuống xương đáy khung chậu, thậm chí có trường hợp tụt ra ngoài khung chậu. Nguyên nhân chủ yếu gây sa dạ con ở sản phụ là do lao động nặng quá sớm sau khi sinh. Một tháng sau khi sinh, tử cung vẫn còn to và nặng, trong khi các cơ và dây chằng nâng đỡ ở đáy chậu còn đang mềm yếu, chưa phục hồi sau thai nghén. Điều này khiến dạ con dễ bị sa xuống dưới. Ngoài ra cũng có thể do suy nhược toàn thân, nhưng ít gặp. Những phụ nữ sinh con nhiều lần có nguy cơ sa dạ con cao hơn.

Trong một số trường hợp vị trí của tử cung thay đổi bao gồm tử cung tụt xuống hoặc dịch chuyển sang trái, sang phải, ra phía sau xương chậu. Nguyên nhân của chứng bệnh này là do sau khi sinh sản phụ ít vận động, nằm ngửa quá lâu, ngồi lâu, hoặc có thói quen nằm nghiêng một bên.

0--1

Liên hệ xóa tin: [email protected]