Những bệnh sẽ “hạ gục” bé khi trời nồm

Thời gian gần đây, tại Hà Nội, độ ẩm cao do trời nồm khiến trẻ rất dễ mắc một số bệnh ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khoẻ.

15.6042

Bệnh hen

BS Nguyễn Văn Lộc, Khoa khám bệnh theo yêu cầu (BV Nhi T.Ư) cho biết, tại phòng khám chuyên về hen, số trẻ đến khám tăng cao hơn ngày thường. Nguyên nhân là do khi thời tiết nồm ẩm khiến nhà cửa ẩm ướt, đồ đạc, chân tường bị mốc do trẻ bị dị nguyên nấm mốc, virus trong môi trường gây nên.

TS Đào Minh Tuấn - Trưởng khoa Hô hấp (BV Nhi T.Ư) cho biết hen phế quản là quá trình viêm mạn tính ở đường hô hấp với các đợt bệnh nặng gây nên cơn hen cấp tính. Ở nhiều trẻ, các cơn bệnh này hay xảy ra vào ban đêm mỗi khi thay đổi thời tiết từ nóng sang lạnh, mỗi khi có gió mùa đông bắc tràn về các tỉnh phía bắc.

Bệnh hen ở trẻ em có những đặc điểm riêng rất khác với bệnh hen ở người lớn. Đặc biệt, bệnh hen trên trẻ dễ bị chẩn đoán nhầm sang các bệnh viêm đường hô hấp khác như viêm tiểu phế quản, viêm thanh quản, viêm phế quản phổi, dị vật đường thở do cùng có chung đặc điểm như tiếng thở rít, khó thở, bệnh tái phát nhiều lần… Thông thường hen phế quản xuất hiện ở trẻ bị nhiễm siêu vi trùng đường hô hấp, với các biểu hiện hắt hơi, sổ mũi, ho…

Bệnh về da

Trời nồm thường khiến cho làn da trở nên ẩm ướt và tiết nhiều dầu hơn. Không những thế, độ ẩm không khí cao còn khiến cho các vi khuẩn, bụi bẩm xâm nhập và phát triển, từ đó gây nên nhiều căn bệnh nguy hiểm về da như viêm da, dị ứng...

Thủy đậu

Thủy đậu là một căn bệnh nguy hiểm do virus Varicella Zoster gây nên với biểu hiện là các nốt tròn nhỏ khắp cơ thể, gây ngứa, sau đó chuyển thành mụn nước và khô đi sau 5 - 7 ngày. Căn bệnh này rất dễ lây nhiễm, nhất là trong điều kiện thời tiết nồm, ẩm ướt, khi chúng ta tiếp xúc với nguồn bệnh, kể cả qua đường hô hấp.

Bệnh thủy đậu không quá nguy hiểm nhưng nếu không được điều trị đúng cách, có thể gây nhiễm trùng, để lại sẹo, thậm chí dẫn tới những biến chứng vô cùng nghiêm trọng như viêm phổi, viêm màng não… Cách tốt nhất là hãy phòng chống thủy đậu ngay từ đầu bằng biện pháp tiêm chủng ngừa bệnh và tránh tiếp xúc với nguồn bệnh, kể cả quần áo, đồ đạc… của người mắc bệnh.

Bệnh sởi

Sởi là bệnh theo mùa, thường gặp ở trẻ em và là bệnh lành tính. Bệnh thường gặp nhất vào cuối đông và mùa xuân vì thời điểm này độ ẩm tăng cao, không khí ẩm mốc, vi khuẩn dễ sinh sôi nảy nở. Sởi là bệnh rất dễ điều trị, có thể tự khỏi nhưng nếu không chăm sóc đúng cách có thể dẫn đến tử vong ở những trẻ dưới 5 tuổi. Những trẻ có nguy cơ mắc bệnh cao là những trẻ có thể trạng yếu, sinh non, không được tiêm phòng ngừa vắc xin đầy đủ.

Theo An Nguyên - Gia đình Việt Nam

0--1

Liên hệ xóa tin: [email protected]