Những bệnh về da mà phái đẹp thường gặp nhất

Rửa mặt hay tắm rửa quá nhiều lại chính là nguyên nhân chính khiến nhiều chị em phải đối mặt với những bệnh về da.

0
Chắc hẳn chị em nào cũng nghĩ rằng cứ rửa mặt là sạch là tốt cho da. Thực tế lại không phải vậy.  

Dưới da, lớp ngoài cùng của màng tế bào là tuyến bã nhờn. Các tuyến này có chứa các thành phần chống viêm như axit linoleic và axit linolenic. Các nguyên tố dưỡng ẩm và chống nắng cũng có mặt trong tuyến này. Những chất này có khả năng tự bảo vệ và khôi phục làn da. 

Nếu bạn rửa mặt quá thường xuyên, rửa mặt không đúng cách thì có thể phá vỡ tuyến bã nhờn, từ đó làm mất đi hàng rào bảo vệ da một cách tự nhiên này. Đây chính là nguyên nhân dẫn đến các vấn đề về da như mụn trứng cá, viêm da, khô da, nhiễm trùng da... 

Cùng tìm hiểu những bệnh về da mà chị em thường gặp nhất do không biết cách rửa mặt và giữ vệ sinh cho da nhé:

- Mụn trứng cá

Mụn trứng cá là bệnh ngoài da, thường xuất hiện ở ở nang lông tuyến bã nhờn. Bệnh thường gặp ở chị em đang tuổi dậy thì và có đăng trưng là mụn đầu trắng, đầu đen và mụn mủ.

Các loại mụn trứng cá bao gồm:

- Mụn trứng cá thông thường: Thường gặp ở lứa tuổi dậy thì, mụn đỏ, nhỏ như đầu đinh ghim, một số có màu đen do chất nhờn bị oxy hóa, mụn đứng rải rác trên nền da lành, có thể có những mụn viêm kèm theo, thường không ngứa, không đau. T

- Mụn trứng cá bội nhiễm: Thường là những nốt sần đỏ, cao hơn bề mặt da, có những quầng viêm xung quanh, xen kẻ có những mụn bị sần mủ...

- Trứng cá bọc: Là hiện tượng mụn trứng cá bọc nổi cao trên bề mặt da, nền da đỏ có quầng viêm xung quanh, mụn có kích thước khá to, tổn thương có thể ăn sâu vào lớp trung bì của da, nên hậu quả thường để lại sẹo lõm, thâm sau khi khỏi mụn.

- Mụn trứng cá lồi: Loại mụn này thường là những mụn sần cục trên bề mặt da, nhìn như những vết sẹo lồi, thường nằm ở đầu chóp mũi, cằm, ngực, lưng.

- Trứng cá đỏ: Là một quá trình viêm mãn tính đặc biệt ở vùng mũi, da bị sần , đỏ, giãn mạch và có hiện tượng tăng sinh phì đại tuyến bã, làm cho mũi bị giãn to hơn, thường gặp ở phụ nữ tuổi 30-50 tuổi, do nội tiết tố tiền mãn kinh. 


Ảnh minh họa

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến mụn trứng cá nhưng có 3 loại chính sau đây: do tăng tiết mồ hôi diễn ra lúc dậy thì liên quan đến rối loạn nội tiết tố; do ứ đọng bã nhờn tạo thành nhân trứng cá và do vi khuẩn kết hợp gây viêm nhiễm làm tăng thêm sự ứ đọng của bã nhờn. Các loại vi khuẩn hay gặp trong bệnh trứng cá là Propionebacterium acne, Staphylococcus epidermidis, pityrosporum...  

Propionebacterium acne là loại vi trùng sản sinh ra chất độc tấn công vào nang lông, gây vỡ thành của nang lông khiến cho tình trạng nhiễm trùng lan rộng. Thực tế, Propionebacterium acne bình thường vẫn sống trong các nang lông nhưng không gây ra mụn. Chúng chỉ gây mụn khi có những điều kiện thuận lợi như tăng tiết bã nhờn, nang lông bị tắc nghẽn, thay đổi hormone hoặc do việc vệ sinh không đảm bảo sạch sẽ... Tất cả những yếu tố đó đều góp phần làm cho vi trùng Propionebacterium acne sản sinh thêm và tăng tình trạng mụn trứng cá.

Khi các nguyên nhân gây mụn trứng cá không thể ngăn ngừa hoàn toàn,bệnh nhân vẫn có thể tự mình làm giảm nguy cơ và ngăn chặn sự hình thành mụn trứng cá bằng những phương pháp sau:

- Rửa mặt nhẹ nhàng và chăm sóc đúng cách mỗi ngày,không chà xát da quá mạnh hoặc quá thường xuyên.
- Ăn thức phẩm giữ sự cân bằng trao đổi chất.
- Giảm bớt căng thẳng tinh thần trong cuộc sống.
- Tránh việc ra mồ hôi quá nhiều, nếu bệnh nhân nghĩ rằng đó là nguyên nhân gây ra mụn, cần tắm và lau khô khi mồ hôi ra quá nhiều.

Viêm da

Viêm da chính là một phản ứng của da trước các yếu tố kích thích từ môi trường bên ngoài như nhiệt độ quá nóng hoặc quá lạnh, các sang chấn cơ học và hóa học trên da hoặc các loại kháng nguyên gây dị ứng cho da. Mụn trứng cá nếu không được điều trị và không giữ vệ sinh cẩn thận có thể dẫn đến viêm da.

Ảnh minh họa

Mặc dù các bệnh viêm da không nguy hiểm đến tính mạng người bệnh và không lây lan nhưng thường diễn biến rất dai dẳng và gây ra khá nhiều phiền toái cho người bệnh. Biến chứng thường gặp của tất cả các bệnh viêm da này là dày da do gãi nhiều và nhiễm trùng tại các vết trợt loét, thậm chí bệnh có thể chuyển sang nhiễm trùng da, gây khó khăn cho việc điều trị.

Một số dạng viêm da thường gặp nhất bao gồm:

- Viêm da tiếp xúc: Là dạng viêm da gây ra do sự tiếp xúc trực tiếp của da với một số kích thích từ môi trường như thuốc, hóa chất, sơn, cao su, các kim loại nặng hoặc ánh sáng.

- Viêm da cơ địa: Là một trong những bệnh lý ở da hay gặp nhất, thường xuất hiện ở những người có cơ địa mắc các bệnh dị ứng như hen phế quản, viêm mũi dị ứng, dị ứng thức ăn... 

- Viêm da dầu: Là một dạng viêm da mạn tính không rõ căn nguyên, đặc trưng bởi tình trạng bong vảy ở mặt và da đầu. 

Cho dù là dạng viêm da nào đi nữa cũng cần được điều trị triệt để. Và trong quá trình điều trị, điều quan trọng nhất là cần giữ gìn vệ sinh sạch sẽ. Nếu không, các vi khuẩn sẽ có cơ hội xâm nhập vào các vết thương trên da, chỗ viêm da làm cho tình trạng viêm da nặng hơn, việc điều trị sẽ càng khó khăn hơn.

Để giữ cho làn da khỏe mạnh, tránh các bệnh về da, bạn hãy học bí quyết theo clip nhé:
 



100% người trưởng thành (nam giới và nữ giới) phải kiểm tra da thường xuyên để phòng tránh việc ung thư da, đây là khuyến cáo của tổ chức ung thư Mỹ.
0--1

Liên hệ xóa tin: [email protected]