Những bệnh về da thường gặp ở trẻ sơ sinh

Bệnh về da ở trẻ sơ sinh không quá đáng lo nhưng điều quan trọng, các bậc phụ huynh cần biết cách đối phó với bệnh để nó không bị biến chứng.

31.249

Bớt trong lòng bàn tay bé. Báo điện tử Kiến thức dẫn tin theo Clinuvel, là những bớt xanh tím, do ứ đọng nhiều tế bào melanocyte ở lớp bì của da gây nên. Các lớp này có thể nhỏ vài cm hay lan hết cả bàn tay bé. Song khi bé lớn lên, nó sẽ tự mất, cha mẹ không nên lo lắng gì cả. Nếu vết bớt không hề mất đi, mẹ có thể hỏi ý kiến bác sỹ để cho con uống corticosteroid hoặc điều trị bằng laser.

Viêm nấm da, bã nhờn. Nó sẽ có màu vàng hoặc nâu trên đầu bé. Lớp da vùng này sẽ rất dễ bong và da thường bị ửng đỏ. Nguyên nhân có thể do tình trạng các tuyến bã nhờn bị kích thích bởi hormone của mẹ trong tử. Ngoài ra, yếu tố gen và môi trường cũng có thể tác động đến nguyên nhân khởi phát và diễn tiến của bệnh. Bệnh này thường vô hại và sẽ hết sau 3 tháng .

Chàm Eczema. Là tình trạng da bị viêm mãn tính làm cho da bị đỏ, khô, bong vẩy và ngứa. Hiện nay, vẫn chưa tìm ra nguyên nhân chính xác gây ra bệnh này và nó thường phổ biến ở những đối tượng có tiền sử gia đình bị bệnh rối loạn dị ứng như hen suyễn hay sốt mùa hè.

Tình trạng bệnh này thường xuất hiện trong năm đầu tiên bé ra đời. Bệnh Eczema thường kéo dài hoặc mãn tính nhưng trong nhiều trường hợp, bệnh sẽ khỏi trước khi bé trưởng thành.

Để hạn chế bệnh lan rộng, bạn nên giữ trẻ khỏi bụi, phấn hoa, lông vật nuôi và một số loại thực phẩm nhất định. Tránh sử dụng các loại xà phòng có độ kiềm mạnh, chất tẩy rửa hoặc bất cứ thứ gì có thể gây kích ứng da.

Không nên cho trẻ tắm quá thường xuyên vì sẽ làm cho da bé dễ bị khô. Việc chà xát hay làm khô da sau khi tắm cũng có thể làm da bé bị tổn thương và làm cho bệnh trở nên nặng hơn.

Bệnh ban đỏ nhiễm độc. Hầu hết ban đỏ nhiễm độc xuất hiện chiếm khoảng 50% hoặc hơn ở những trẻ sinh thường, kéo dài từ 3 ngày đến 2 tuần. Có trường hợp xuất hiện vài giờ đầu sau sinh, thường xuất hiện sau ngày đầu tiên và kết thúc vài ngày sau.

Mặc dù bệnh này vô hại nhưng nó vẫn gây lo lắng cho những cha mẹ mới có con lần đầu lòng. Các nốt đỏ thường xuất hiện ở mặt, thân và tay chân bé.

Trẻ bị bệnh ban đỏ có thể lây vi khuẩn cho người khác qua chất dịch từ mũi và họng khi hắt hơi hoặc ho. Không có biện pháp nào là tuyệt đối để tránh nhiễm trùng có thể dẫn đến ban đỏ. Khi trẻ bị bệnh ở nhà, cách an toàn nhất là cho trẻ dùng riêng các vật dụng dùng để ăn, uống… và rửa các vật dụng này trong nước xà phòng nóng. Rửa tay thường xuyên nếu phải chăm sóc trẻ bị bệnh.

Nhiệt phát ban (gai nhiệt mùa hè hay phát ban). Trẻ sẽ bị nổi mụn đỏ nhỏ xíu trên những vùng của cơ thể do nóng và mồ hôi. Các mụn đỏ sẽ nổi ở các vùng quần áo cọ xát mạnh vào người bé như cổ, ngực, bụng hoặc háng trong mùa hè. Đây là căn bệnh nhẹ, nhưng nó là dấu hiệu chứng tỏ em bé quá nóng. Vì vậy hãy làm cho không gian của bé mát và thoáng đãng hơn thì những nốt ban sẽ lặn.

Bệnh vàng da. Trẻ sơ sinh vàng da là một sự đổi màu vàng da và mắt của một bé sơ sinh. Tình trạng này xảy ra vì máu của em bé có quá nhiều bilirubin, một sắc tố màu vàng, màu của các tế bào máu đỏ. Do tình trạng gan của bé chưa đủ trưởng thành để loại bỏ bilirubin trong máu.

Trong một số trường hợp, một căn bệnh tiềm ẩn có thể gây vàng da. Trẻ sơ sinh vàng da là một tình trạng phổ biến, đặc biệt ở trẻ sinh ra trước khi mang thai tuần 36 (trẻ sinh non).

Đèn chiếu được coi là phương pháp điều trị hiệu quả và an toàn nhất cho bé. Trẻ có thể được đặt dưới ánh sáng đặc biệt mà phát ra ánh sáng trong quang phổ màu xanh - màu xanh lá cây. Ánh sáng thay đổi hình dạng và cấu trúc của phân tử bilirubin dưới da của bé.

Ánh sáng không phải là một ánh sáng cực tím, và sẽ có một lá chắn nhựa bảo vệ bất cứ ánh sáng cực tím có thể được phát ra gây hại cho bé.

Rôm sảy. Báo Sức khỏe và Đời sống cho hay, Là những nốt nhỏ, có màu đỏ và thường tập hợp thành từng đám trên da. Chúng có xu hướng “sinh sống” trên đầu, cổ và thân mình, đặc biệt là những vùng da gấp (nơi mà không khí khó lưu thông) trên cơ thể bé.

Cha mẹ cần biết cách đối phó với bệnh về da ở trẻ sơ sinh để nó không bị biến chứng

Quần áo quá chật hoặc dày sẽ khiến chứng rôm sảy ở bé tồi tệ hơn. Vì thế, bạn nên mặc trang phục mỏng, nhẹ, thấm mồ hôi cho bé. Phần lớn các bé đều mắc chứng rôm sảy, cho dù đó là mùa nào trong năm, ngay khi bé vừa tiếp xúc với môi trường sống bên ngoài tử cung mẹ.

Nổi ban do hormone. Sự thay đổi hormone có thể gây nên những nốt ban nhỏ trắng trên mặt, tai và lông mày của bé. Đây là loại hormone được sản xuất ra trong quá trình mẹ chuyển dạ, nó có chức năng kích thích tuyến dầu dưới da của bé, dẫn tới những nốt ban.

Ban do hormone còn được biết đến với cái tên “ban sữa”. Nhìn chung, chứng phát ban trong vòng một tháng đầu tiên ở bé không gây hại và nó sẽ nhanh chóng biến mất để trả lại cho bé một làn da khỏe đẹp.

Bạn cũng không cần phải thay đổi chế độ ăn (khi bạn đang trong giai đoạn cho bé “ti mẹ” hoặc đổi sữa ngoài). Sau 3 tháng, chứng phát ban ở bé có thể xảy đến khi một vùng da trên cơ thể của bé tiếp xúc với nước tiểu, phân, nước bọt hoặc mồ hôi.

Nếu vùng da bị ban ngày một lan rộng (gần như bao phủ cả người bé) thì nguyên nhân gây ban trong trường hợp này có thể liên quan đến việc dùng thuốc ở bé. Nếu phát ban kèm theo những triệu chứng bệnh, bạn nên đưa bé đi khám.

Viêm mủ da. Là những vết tẩy nhỏ trông giống như mụn mủ xuất hiện trên da của bé. Chúng được gây ra bởi vi khuẩn staphylococcus và thường xuất hiện ở vùng da gấp là cổ và dưới cánh tay. Viêm mủ da có thể bị nhầm lẫn với chứng phát ban đỏ, trừ khi nó không tự nhiên biến mất mà kéo dài; khi ấy, bạn nên đưa bé đi khám.

Nếu khỏe mạnh và được chăm sóc tốt, bé sẽ nhanh chóng khỏi viêm da mà không cần điều trị tại bệnh viện. Bác sĩ sẽ chỉ định cho bạn sử dụng một số kem bôi ngoài da cho bé. Nếu bé sinh mổ, sức khỏe yếu hoặc những nốt viêm da lan rộng, bác sĩ có thể cho bé dùng kháng sinh.

Bệnh chốc lở. Trông giống như những vết phồng rộp trên da, kèm theo mủ màu vàng. Bệnh này dễ lây lan từ bé này sang bé khác (khi bé còn nằm trong bệnh viện), lây từ người chăm sóc bé sang bé... Bệnh gây ra bởi một loại vi khuẩn và thường khiến bé khởi phát bệnh khoảng 2 - 5 ngày sau khi bé bị vi khuẩn xâm nhập vào da.

Thuốc tham khảo:

• Phòng và điều trị da khô rát, nứt nẻ hoặc bị xây xát
• Da khô
• Chăm sóc vú ở phụ nữ cho con bú và do đau rát núm vú
• Chăm sóc và bảo vệ da trẻ em khỏi bị tổn thương do độ ẩm của tã, phòng và điều trị da khi bị xây xát, nổi mẩn đỏ.

Thùy Linh

Nên đọc

0--1

Liên hệ xóa tin: [email protected]