Những bí kíp võ công khủng khiếp nhất trong phim chưởng

Những bí kíp võ công thượng thừa không thể nào quên trong ký ức một thời của những người “ăn kiếm hiệp và ngủ kiếm hiệp”.

15.5972

Nhắc tới tiểu thuyết võ hiệp người ta không thể bỏ qua tác giả Kim Dung. Ông là "cha đẻ" của nhiều cuốn tiểu thuyết đình đám như Anh hùng xạ điêu, Tuyết sơn phi hồ, Thiên long bát bộ, Hiệp khách hành, Tiếu ngạo giang hồ, Lộc Đỉnh ký...

Sự nổi tiếng của những bộ truyện đó khiến ông được coi là người viết tiểu thuyết võ hiệp thành công nhất Trung Quốc.

Rất nhiều tác phẩm trong 15 cuốn tiểu thuyết của Kim Dung đã được chuyển thể thành phim truyền hình, trò chơi điện tử.

Nhắc đến phim võ hiệp chuyển thể từ các tiểu thuyết của Kim Dung không thể bỏ qua những chiêu thức võ công. Mỗi chiêu thức có một cách sáng tạo, kết hợp hoàn toàn khác nhau đồng thời hàm chứa những triết lý sống, nhân sinh quan ý nghĩa.

Cùng nhìn lại những bí kiếp võ công nổi tiếng một thời trong phim võ hiệp chuyển thể từ tiểu thuyết của Kim Dung mà bất kỳ fan phim kiếp hiệp nào cũng có thể nhắc tên.

Cửu Âm Chân Kinh

Bí kíp võ công: Cửu Âm Bạch Cốt Trảo

Có lẽ không có ai là fan của phim kiếm hiệp lại không biết Cửu Âm Chân Kinh. Cửu Âm Chân Kinh là tên một cuốn sách võ công xuất hiện lần đầu tiên trong phim Anh Hùng Xạ Điêu.

Cuốn sách là sản phẩm của 40 năm giác ngộ đạo lý võ học của Hoàng Trường, một cao thủ võ công cũng là một viên quan của nhà Tống. Hoàng Trường đã luyện võ công tới mức thượng đẳng với mục đích trả thù Minh Giáo nhưng mọi việc đã nằm ở quá khứ. Chính vì thế, ông đã viết lại Cửu Âm Chân Kinh để lưu truyền hậu thế.

Sau khi Hoàng Trường mất, Cửu Âm Chân Kinh lưu lạc giang hồ và trở thành mục tiêu tranh giành của những cao thủ trong các bang phái. Một trong những chiêu thức nổi tiếng của Cửu Âm Chân Kinh là Cửu Âm Bạch Cốt Trảo.

Những bí kíp võ công, đại hội võ lâm hay cảnh kết bái huynh đệ... bạn dễ dàng tìm thấy ở hầu hết các bộ phim kiếm hiệp.

Cửu Dương Chân Kinh

Bí kíp võ công: Cửu Dương Thần Công

Ngoài Cửu Âm Chân Kinh thì Cửu Dương Chân Kinh cũng là một trong những bí kíp võ công nổi tiếng của truyện kiếm hiệp Kim Dung. Bí kíp võ công này được nhắc tới nhiều nhân vật trong Trương Vô Kỵ.

Cửu Dương Thần Công được phát hiện bởi Giác Viễn thiền sư - một người gác Tàng kinh các trong Thiếu Lâm tự được kẹp bên trong Lăng Già Kinh. Lăng Già Kinh là một quyển kinh Phật được viết bằng chữ Phạn do Đạt Ma sư tổ để lại nên Giác Viễn cho rằng Cửu Dương Thần Công là của Đạt Ma sư tổ để lại. Nhưng có nhiều chứng cứ để lại cho thấy bộ kinh văn này la do người khác viết chứ không phải Đạt Ma sư tổ của Thiếu Lâm

Chỉ có hai người là Giác Viễn và Trương Vộ Kỵ là học toàn vẹn được Cửu Dương Chân Kinh. Nổi tiếng trong Cửu Dương Chân Kinh có thể kể tới là Cửu Dương Thần Công.

Càn Khôn Đại Nã Di

Bí Kíp võ lâm: Càn Khôn Đại Nã Di

Một trong những bí kíp võ công đặc trưng của Minh Giáo trong truyện Kim Dung chính là Càn khôn Đại Nã Di.

Càn Khôn Đại Na Di là bộ võ công tâm pháp thất truyền của Minh giáo nơi Tây Vực, sử dụng để di chuyển nội lực trong cơ thể đồng thời giảm sát thương của các chiêu thức do kẻ địch gây ra hoặc ném trả chiêu thức lại cho kẻ thù hoặc qua kẻ khác.

Tất cả có 7 tầng (cấp độ), theo Kim Dung viết thì người có tư chất cao thì sẽ mất 7 năm để luyện tầng 1, còn người có tư chất thấp thì là 14 năm. 

Quỳ Hoa Bảo Điển - Tịch Tà Kiếm Phổ

Tạo hình ái nam ái nữ của Đông Phương Bất Bại.

Quỳ Hoa bảo điển là bí kíp võ thuật thượng thặng trong Tiếu ngạo giang hồ. Quỳ Hoa bảo điển có chung một nguồn gốc với Tịch tà kiếm pháp do hai vợ chồng tiền nhân viết ra trong quá khứ với Quỳ là tên người chồng, Hoa là tên người vợ. Tuy nhiên, một số tài liệu khác lại cho rằng Quỳ Hoa Bảo Điển là tác phẩm của một thái giám trong cung vua. Chính vì nguồn gốc này nên muốn luyện Quỳ Hoa Bảo Điển bắt buộc phải tự cung.

Cũng giống như Tịch tà kiếm pháp, muốn luyện Quỳ Hoa bảo điển phải “dẫn đạo tự cung”, vì thế Đông Phương Bất Bại cũng chung số phận với Lâm Bình Chi và Nhạc Bất Quần trở thành kẻ ái nam ái nữ.

Nhắc tới Quỳ Hoa Bảo Điển người ta sẽ nghĩ ngay tới Đông Phương Bất Bại. Cũng nhờ Quỳ Hoa Bảo Điển mà Đông Phương Bất Bại không bị thua dưới Độc Cô Cửu Kiếm của Lệnh Hồ Xung.

Tịch Tà Kiếm đấu với Độc Cô Cửu Kiếm

Tịch tà kiếm phổ là nguyên nhân trực tiếp của việc Dư Thương Hải (chưởng môn phái Thanh Thành) tàn sát cả dòng họ Lâm (mà hậu duệ duy nhất sống sót là Lâm Bình Chi).

Để luyện Tịch tà kiếm người luyện phải "dẫn đao tự cung" để tránh khi luyện "hỏa dục bốc lên" mà tẩu hỏa nhập ma.

Đả Cẩu Bổng Pháp - Giáng Long Thập Bát Chưởng

Nhắc tới bang Cái Bang, người ta không thể bỏ qua bí kíp võ công Đả cẩu bổng pháp. Đả cẩu bổng pháp là bộ bổng pháp (côn, gậy) chỉ có bang chủ đời trước đích thân truyền thụ cho bang chủ đời sau, là một loại Côn pháp chí cao. Từ lâu côn pháp này đã nổi danh nhưng đến đời Hồng Thất Công, bang chủ thứ 18 của Cái Bang, thì mới thật sự uy trấn giang hồ. Và đến đời Hoàng Dung - con gái của Đông Tà Hoàng Dược Sư thì được biết đến rộng rãi.

Hồng Thất Công dùng Đả Cẩu Bổng Pháp đấu với Âu Dương Phong

Đả Cẩu Bổng Pháp có tổng cộng 36 chiêu, mỗi chiêu có nhiều thức biến hóa khác nhau tạo thành vô số chiêu thức tinh diệu. Đả Cẩu Bổng Pháp được thi triển theo đường lối "Tứ lạng bạt thiên cân" (Bốn lạng bạt ngàn cân), võ công được áp dụng theo 8 chữ khẩu quyết: buộc, đập, trói, đâm, khều, dẫn, khoá, xoay.

Bí kíp võ công này gắn liền với nhân vật Hoàng Dung trong phim Anh Hùng xạ điêu.

Giáng Long Thập Bát Chưởng - Tiêu Phong

Song hành cùng Đả Cẩu Bổng Pháp phải kể tới Hàng Long Thập Bát Chưởng. Hàng Long Thập Bát Chưởng (Mười tám thế chưởng pháp hàng phục rồng) là tên một loại tuyệt kỹ võ công xuất hiện trong truyện kiếm hiệp của Kim Dung, nguyên có tên là Giáng Long thập Bát Chưởng và sau đã được thay đổi.

Được mô tả trong loạt truyện kiếm hiệp gồm “Thiên Long bát bộ” và “Xạ điêu tam bộ khúc”. Những thế nổi tiếng trong đó có thể kể tới hàng long hữu hối, phi long tại thiên, kiến long tại điền, thời thặng lục long...

Độc Cô Cửu Kiếm

Độc Cô Cửu Kiếm là một bí kíp kiếm thuật tối thượng xuất hiện trong bộ Tiếu ngạo giang hồ. Bí kíp võ công tối thượng này được bắt nguồn từ nhân vật không xuất hiện mang tên Độc Cô Cầu Bại. Chỉ có hai nhân vật sử dụng thành thục là Phong Thanh Dương và Lệnh Hồ Xung.

Nhân vật Độc cô cầu bại được xem là "cha đẻ" của Độc cô cửu kiếm. Nhân vật này chưa bao giờ xuất hiện thật sự trong các bộ phim mà hầu hết chỉ xuất hiện qua các huyền thoại kể lại. Theo lời kể thì Độc cô cầu bại là một cao thủ có võ công đạt mức lư hỏa thuần thanh do năm xưa tự mình sáng chế để tiêu diệt kẻ thù đã hại chết cha mẹ mình là Bạch Thành Trung, đặc biệt là trình độ kiếm thuật cao siêu không ai địch nổi. Ông ta tung hoành giang hồ suốt một đời mà không từng bị thất bại, không tìm được đối thủ của mình. Ông ta cô độc cho đến chết mà chỉ mong được một lần bại trận bởi đối thủ nên có tên là Độc cô cầu bại.

Độc cô cửu kiếm được coi là triết lý đặc sắc của Đạo gia đề cao việc sử dụng kiếm thuật một cách linh hoạt theo phương châm "Dùng vô chiêu thắng hữu chiêu".

 

Võ thuật trong phim kiếm hiệp mà đặc biệt là võ thuật của Kim Dung thì có lẽ ít tài liệu nào có thể đong đếm cho hết. Ngoài những bí kíp võ công phổ biến kể trên không thể không kể tới Ngọc Nữ Tâm Kinh, Thái Cực Quyền, Thái Cực Kiếm, Lăng Ba Vi Bộ, Dịch Cân Kinh, Gậy ông đập lưng ông, Kim xà bí kíp, Hấp tinh đại pháp Ảm Nhiên Tiêu Hồn Chưởng, Độc Cô Cửu Kiếm, Nhất Dương Chỉ, Hàm Mô Công...

Mặc dù là những bí kíp võ công nhưng nó không đơn thuần là những đường đánh, thế võ, nội công mà hơn hết là cả những triết lý nhân sinh quan thâm thúy. Chúng ta dễ dàng nhận thấy điều này trong hầu hết những bài học đi cùng ở mỗi thế võ. Chính vì thế, khó có thể khẳng định bí kíp võ công nào là mạnh nhất, yếu nhất. Mỗi bí kíp bao hàm những điểm yếu, điểm mạnh và quan trọng ở ý chí của người sử dụng nó.

Chính những ý nghĩa thú vị đó mà những bí kíp võ công trong các bộ phim trở thành niềm yêu thích cho rất nhiều fan phim kiếm hiệp.  

 

 

0--1

Liên hệ xóa tin: [email protected]