Những bí quyết khi "sơn" tường bằng giấy

Bạn muốn phòng bé có những hình thù ngộ nghĩnh nhưng chốn riêng tư của mình trông lãng mạn còn phòng khách phải có nét sang trọng, đầm ấm... thì hãy thử dùng giấy dán tường.

15.6018
Thay áo mới cho không gian cũ, tạo một phong cách khác biệt cho ngôi nhà, thoả mãn mọi nhu cầu của các thành viên khi muốn thể hiện cá tính trong căn phòng của họ là điều mà giấy dán ưu việt hơn hẳn các loại sơn. Hơn nữa, sự đa dạng trong mẫu mã, màu sắc của giấy dán cũng giúp bạn dễ dàng hơn trong việc chọn lựa nội thất phù hợp cho mỗi phòng. Lý do nên dùng giấy dán Giá thành không quá đắt: Những vật liệu sơn khác thường phát sinh thêm nhiều chi phí, nhưng với gián tường bạn sẽ tiết kiệm được tiền thuê thợ phun sơn hay bả matít. Độ bền cao: Phai màu hay ố vàng hoặc thậm chí thấm và bong tróc là những dấu hiệu thường gặp khi sử dụng các loại sơn tường. Giấy dán tường thì không. Nếu thi công đúng phương pháp, xử lý bề mặt của tường tốt, và phòng có trang bị thêm máy điều hoà nhiệt độ, tuổi thọ của giấy gián tường có thể 7 – 10 năm. Trong khi đó, cứ 2 – 3 năm bạn phải tính chuyện sơn lại tường. Không giây bẩn: Sơn nước khi phun, quét xong đòi hỏi bạn phải xử lý các vết sơn bắn tung tóe khắp nơi. Trong khi đó, nếu dùng giấy dán tường, kể cả khi keo dán vô tình dính lên ván hay trên gờ cửa thì vẫn có thể lau sạch nhanh chóng bằng miếng xốp ướt. Tiết kiệm thời gian: Chỉ cần một công đoạn dán giấy, bạn có thể xử lý tất cả những lỗ hổng hay đốm bẩn trên bề mặt tường. Hơn nữa, việc kê đồ, dọn phòng có thể thực hiện ngay sau khi dán tường mà không phải chờ đợi đến khi bề mặt sơn khô ráo. Màu sắc chính xác: Rõ ràng, màu sơn khi trộn trên máy tính khác nhiều so với khi sơn lên tường. Với giấy dán, xanh cỏ là xanh cỏ và vàng mơ không thể lẫn với vàng nhạt. Lưu ý khi dán tường - Khi sử dụng, bề mặt tường phải được xử lý tốt, phẳng, sơn một lớp lót bằng những loại sơn chống nấm mốc, sau đó sử dụng keo chuyên dùng quét trực tiếp lên giấy và miết lên tường. - Với tường mới trát thạch cao, tốt nhất là sử dụng giấy có sẵn hồ (giấy đề can, giấy keo). Loại giấy này có thể khắc phục được trạng thái xốp của tường, khi bóc ra thay giấy khác không ảnh hưởng đến độ trơn bóng của tường. - Với tường đã dán giấy bồi thì cần bóc ra toàn bộ lớp giấy cũ, sau đó rửa sạch các vết keo dính. - Với tường bả matit và phun sơn, cần thận trọng khi sử dụng keo dán, tránh để lại vết dán khi bóc giấy, tốt nhất là sử dụng giấy đề -can, giấy đã quét sẵn hồ. - Để xử lý các lỗ hổng và vết rạn nứt trên tường, hãy làm rộng vết nứt và lấp chúng lại bằng vữa hoặc nhét bìa cứng vào, đợi khô mới dán giấy lên. - Để tạo sự đồng bộ và hài hòa, bạn có thể sử dụng chính những mảnh giấy thừa để trang trí cho cửa sổ, bàn, ghế, tủ. - Với khổ giấy hạn chế thì một bức tường cần rất nhiều tờ. Do vậy nếu mua giấy về tự dán bạn nên lưu ý khớp các mép giấy sao cho hoa văn phù hợp với nhau, đánh số theo thứ tự để tránh nhầm lẫn khi dán. Dán từng tờ rồi đợi khô hẳn (5 phút với giấy thường và 10 phút cho giấy dày) mới dán tờ tiếp theo. Tường nào giấy đó - Những căn phòng nhiều độ ẩm như nhà tắm, bếp, phòng ăn, nên chọn những loại giấy dày có tráng một lớp nilon mỏng. - Hành lang, ban công, lối ra vào nên chọn giấy carton dày. - Với những bức tường gồ ghề, lỗ chỗ nên dùng giấy hoa văn sặc sỡ.

- Trần nhà quá cao cần chọn giấy màu tối, sẫm để tránh cảm giác trống trải, tạo sự gần gũi, ấm cúng.

Theo Gia Đình Trẻ
0--1

Liên hệ xóa tin: [email protected]