Những cách đơn giản bảo vệ xương

Theo nghiên cứu của nước ngoài, có tới hơn một nửa những người đang mắc bệnh loãng xương, vẫn chưa được chẩn đoán bệnh.

0
Theo nghiên cứu của nước ngoài, có tới hơn một nửa những người đang mắc bệnh loãng xương, vẫn chưa được chẩn đoán bệnh.
 
 Tập thể dục là cách đơn giản nhất, để giữ gìn và tăng cường sức khỏe cho cơ thể
Ở lứa tuổi từ 45 đến 75, trung bình cứ 4 phụ nữ mới có một người đã từng nói chuyện với bác sỹ về bệnh loãng xương (osteoporosis). Trong khi đó ở độ tuổi này, nguy cơ mắc các bệnh liên quan đến bệnh loãng xương là rất cao. Vì thời kỳ hậu mãn kinh, phụ nữ bị thiếu hụt nội tiết tố estrogen, nên chức năng điều hòa hấp thụ can xi vào xương bị suy giảm.

Bệnh loãng xương là tình trạng suy giảm về khối lượng và mật độ xương. Bệnh này đặc biệt hay gặp ở người có tuổi, vì dễ gây ra tình trạng gãy xương khi va chạm, trượt ngã. Tuy nhiên,đây lại là căn bệnh có thể phòng tránh tương đối dễ dàng, nếu chúng ta để ý và biết cách bảo vệ cho hệ thống xương đúng cách.

Dưới đây là một số biện pháp để bảo vệ cho xương rất hữu ích, với chi phí rẻ mà phụ nữ chúng ta, đặc biệt là những người đang có nguy cơ mắc bệnh loãng xương cao hay những người gần đến tuổi ngũ tuần nên tham khảo:

1. Hấp thụ đủ can xi và vitamin D: Một nghiên cứu gần đây, trong điều trị bệnh loãng xương cho các phụ nữ thời kỳ hậu mãn kinh cho thấy, có tới 52% số phụ nữ được theo dõi thiếu hụt lượng vitamin D cần thiết, cho dù họ đã được các bác sỹ yêu cầu tăng lượng hấp thụ can xi và vitamin D.

Theo Hiệp Hội Bệnh Loãng Xương Quốc Gia của Mỹ (National Osteoporosis Foundation), mỗi ngày chúng ta nên hấp thụ khoảng 400 đến 800 IU vitamin D. Lượng này còn có thể tăng lên 1000 IU/ngày đối với những người ít tiếp xúc với ánh nắng mặt trời, do lo ngại ung thư da.

Ánh nắng mặt trời là nguồn cung cấp vitamin D chủ yếu cho cơ thể. Vitamin D còn có trong các thực phẩm như: Các sản phẩm sữa, lòng đỏ trứng, cá, gan... Ngoài ra, chúng ta cũng có thể uống bổ sung để đảm bảo đủ lượng vitamin này, đặc biệt với những phụ nữ ở thời kỳ trong và sau mãn kinh.

2. Tập thể dục đều đặn: Tập thể dục là cách đơn giản nhất, để giữ gìn và tăng cường sức khỏe cho cơ thể. Trong các loại hình thể dục, có một phương pháp đơn giản với chi phí hầu như bằng không, mà lại hữu ích nhất trong bảo vệ cho xương, đó là đi bộ. Chỉ cần một đôi giầy mềm, vừa vặn và khoảng 30 phút đi bộ mỗi ngày là chúng ta đang giúp cho xương chắc khỏe và duy trì mật độ xương.

Vitamin D có trong sữa

Các loại hình thể dục khác như nhảy dây, lắc vòng hay các phương pháp nhẹ nhàng khác cũng đều mang lại hiệu quả tốt cho cơ thể nói chung, cho hệ thống xương nói riêng. Các hình thức thể dục, thể thao khác cũng rất tốt cho xương, nó không những duy trì mà còn có thể làm tăng mật độ khoáng chất trong xương.

Tuy nhiên, để lựa chọn được hình thức tập luyện phù hợp nhất với lứa tuổi, sức khỏe và tình trạng hệ thống xương thì mỗi người cần được kiểm tra và tư vấn cụ thể của bác sĩ.

3. Kiểm tra “sức khỏe” của xương: Một trong những cách tốt nhất để biết được tình trạng hiện tại của xương, là đo mật độ xương. Phụ nữ từ tuổi trung niên trở đi cần thường xuyên tiến hành các kiểm tra này, đồng thời đừng quên cung cấp các thông tin cần thiết sau (nếu có) cho bác sĩ: Tuổi tác và tình trạng sức khỏe cơ thể hiện tại; có hút thuốc lá không; tiền sử gia đình đã có ai bị bệnh loãng xương không; đã sử dụng thuốc Corticosteroids chưa và thời gian bao lâu; lượng hấp thụ can xi và vitamin D hiện tại; các bệnh hiện có và loại thuốc trị bệnh khác đang sử dụng v.v... Đây là cũng là những cơ sở quan trọng để bác sĩ đưa ra lời khuyên tốt nhất cho mỗi người.

Bệnh loãng xương nói riêng và các loại bệnh về xương cốt nói chung, có thể gây nên những biến chứng nguy hiểm, nếu không được quan tâm kịp thời. Vì vậy, mỗi chúng ta theo những cách riêng của mình nên chủ động phòng tránh và giảm thiểu tác hại của bệnh.

TheoHồng Quân

Theo Suckhoedoisong

0--1

Liên hệ xóa tin: [email protected]