Những cách nói để bé nghe lời mẹ răm rắp

Dưới đây là những cách nói khôn ngoan các ông bố bà mẹ nên áp dụng để con nghe lời mà không cần đến đòn roi để dạy con.

15.6065
 

Gọi tên bé

Khi bạn đề nghị bé, hãy gọi tên để truyền đạt ý muốn, thông điệp của bạn, chẳng hạn: “Bin, lấy hộ mẹ cốc nước”, hay “George, đi lấy giúp mẹ túi trà..”. Trẻ nhỏ thường chỉ tập trung vào một việc tại một thời điểm. Hãy gọi tên con cho đến khi bé tập trung vào bạn.

Chân trước, miệng sau

Thay vì ra lệnh, hãy nhẹ nhàng thương lượng với bé.

Thay vì đứng ở xa, hét lên: "Tắt tivi đi Ben, đến giờ cơm rồi", bạn có thể đi vào căn phòng nơi bé đang xem tivi, tham gia với sở thích của bé trong vài phút. Sau đó, thương lượng để bé tắt tivi, đứng dậy ăn cơm. Được mẹ tâm lý sẽ giúp bé thích làm theo yêu cầu của mẹ mà ít chống đối hơn.

Hãy đơn giản

Trẻ em thường gặp khó khăn sau khi bố mẹ đưa ra quá nhiều quy định cùng một lúc. Hãy thử tách rời những yêu cầu của bạn thành những câu hỏi ngắn. Bé càng ít tuổi thì yêu cầu của mẹ phải càng ngắn và đơn giản. Hãy xem xét mức độ hiểu biết của bé nhà bạn dựa trên độ tuổi. Thay vì nói: “Helen, đứng dậy đi dọn đồ chơi của con, nhưng trước tiên phải đưa đôi giày bẩn của con ở bên ngoài, rồi sau đó đi cho mèo ăn”. Rất có thể Helen sẽ đi cho mèo ăn, rồi sau đó ra ngoài chơi vì mèo là điều cuối cùng bé nhớ. Ví dụ, lỗi phổ biến của cha mẹ là hỏi bé 3 tuổi: "Sao con làm thế?" (đôi khi người lớn còn không thể biết vì sao). Thay vào đó, hãy hỏi: "Kể cho mẹ xem con đã làm gì?"

Hãy đề nghị bé nhắc lại yêu cầu của mẹ

Nếu bé không nhắc lại được, thì tức là yêu cầu của mẹ quá dài và phức tạp. Ngoài ra, điều này cũng giúp các mẹ kiểm tra sự hiểu biết của bé, cách ghi nhớ của bé.

Hãy nhẹ nhàng nhưng cương quyết

Một trường hợp cha mẹ dễ tét đít con là khi các bé làm trái ý của cha mẹ. Cuối cùng, bạn phải đánh vào đít con để buộc bé làm theo lời mình. Một giải pháp cho tình huống này là bạn cúi xuống ngang tầm với con, nhìn vào mắt bé, chạm vào bé nhẹ nhàng và nói cho bé, một câu ngắn nhưng nghiêm khắc những gì bạn muốn bé làm.

Hướng dẫn bé cách giải quyết

Thay vì: "Đừng để bóng giữa nhà", bạn có thể thử: "Sam, con tìm chỗ cất quả bóng này cho gọn". Để bé tìm giải pháp cho một vấn đề thì tốt hơn vì nó là bài học tư duy lâu dài cho bé.

Tránh nói “Không” với con

Thường thì bố mẹ thường ra lệnh cho con bằng cách nói như “Không làm rơi kính”, hay “Không được đụng vào đồ này” hay “Không được làm bẩn quần áo”…Lúc đấy bé chỉ có những hình ảnh của bạn nói và có thể sẽ không làm theo lời bạn. Thay vì nói “Không” với con, hãy cố gắng để nói với con những gì bạn muốn. Chẳng hạn như “Con hãy đi bộ ở phía bên trong này thôi nhé !”, hay “Con hãy giữ gìn đôi kính, đó là một vật đặc biệt” ..Những điều này sẽ làm bé suy nghĩ nhiều hơn và có giá trị thực tế hơn.

"Khi  nào... thì"

"Khi nào con đánh răng xong thì mẹ sẽ đọc truyện cổ tích cho con" hoặc "Khi nào con vẽ xong thì mẹ sẽ cho con xem hoạt hình". Từ "khi nào" ngụ ý đó là công việc bé cần hoàn thành và mang nghĩa tích cực hơn so với khi dùng từ "nếu"..

Hãy cho bé lựa chọn

 Cho bé được lựa chọn là giải pháp hiệu quả để bé làm theo ý bạn muốn, đồng thời sẽ làm bé cảm thấy mình được tôn trọng. Các bà mẹ có thể hỏi "Con thích thay đồ ngủ hay đánh răng trước" hoặc "Con thích mũ màu đỏ hay mũ màu xanh?". Ngoài ra, việc để bé chọn lựa cũng là một biện pháp thay thế hiệu quả khi bạn muốn đánh đòn con. Nếu bạn thấy con đang nghịch thức ăn trên bàn, bạn nên hỏi bé : “Con muốn ngừng ném thức ăn hay là muốn rời khỏi bàn?”. Nếu bé vẫn tiếp tục ném thức ăn, hãy nhẹ nhàng yêu cầu bé rời khỏi bàn. Sau đó, hãy nhắc bé là bé có thể quay lại bàn bất cứ khi nào bé hứa là không ném đồ ăn nữa.

Tương tác trực tiếp với bé

Trước khi bạn yêu cầu bé làm việc gì, bạn hãy ngồi xổm để tầm mắt của mẹ ngang với tầm mắt của bé. Như thế, bạn mới thu hút được sự chú ý của con. Đồng thời, cách này còn giúp bé tập trung vào những điều mẹ sắp nói. Tuy nhiên, bạn cần tránh nhìn con bằng ánh mắt giận dữ vì như thế, bé sẽ sợ hãi tới mức chẳng dám nhìn vào mắt mẹ..

Ra "chỉ thị" của bạn với "mẹ muốn"

 Thay vì "Bỏ con dao xuống", hãy nói "Mẹ muốn con bỏ dao xuống"; thay vì: "Hãy cho Sam mượn đồ chơi”, bạn nói: “Mẹ muốn con cho Sam mượn đồ chơi”. Điều này hợp với tâm lý phát triển của bé: muốn làm mẹ vui nhưng ghét bị ra lệnh.

Thông báo trước cho bé

Bé cứng đầu có thể do một phần lỗi từ phụ huynh. Các bé có thể “nổi cơn tam bành” khi không hiểu rõ hoặc cảm thấy bị cha mẹ ép buộc. Thay vì ép bé rời khỏi khu trò chơi, bạn nên nhắc nhở bé là chỉ được chơi khoảng 5 phút nữa là phải đi về. Điều này giúp bé có thời gian hoàn thành nốt trò chơi còn dang dở.

Phản ứng đối lập

Nếu bé nhà bạn cáu kỉnh, càng hét to lên thì bạn càng cần phải trả lời nhẹ nhàng hơn. Đừng bị chi phối bởi cảm xúc tiêu cực của con. Khi tâm trạng của bé không được tốt, bạn có thể nhẹ nhàng: "Mẹ hiểu..." hoặc "Mẹ giúp được gì cho con?". Một thái độ mềm mỏng của mẹ sẽ làm bé dịu cơn nóng nảy và biết nghe lời mẹ hơn.

Ngọc Diệp (Tổng hợp)

Nguồn: Người đưa tin

Xem thêm video: 

0--1

Liên hệ xóa tin: [email protected]