Những căn bệnh có thể mắc phải do đi bơi

(Sức khỏe) - Có thể kể tên những bệnh thường mắc phải khi đi bơi như: Viêm da; đau mắt đỏ; các triệu chứng bệnh hô hấp; bệnh liên quan đến đường sinh dục…

15.5968
Mùa hè khi đi bơi bạn cần thận trong để không rước họa vào thân.

Viêm kết mạc

Viêm kết mạc là căn bệnh gặp phổ biến nhất khi bơi lội, nhất là khi hồ bơi quá tải, tình trạng tiệt trùng nước hồ bơi không đạt vệ sinh. Sau khi đi bơi về nếu xuất hiện mắt đỏ, ra gỉ nhiều, ngứa, chảy nước mắt… đây là những dấu hiệu đầu tiên của viêm kết mạc và người bệnh nên đi khám ngay lập tức

Ngoài bệnh viêm kết mạc, việc bơi lội trong môi trường nước không đảm bảo cũng làm tăng cơ hội lây nhiễm của một loại vi khuẩn có tên là chalamydia cùng họ với vi khuẩn gây ra bệnh mắt hột. Vi khuẩn này có thể từ bộ phận sinh dục lây vào mắt hoặc từ mắt sang mắt. Khi mắc bệnh viêm kết mạc bể bơi việc điều trị phải tuân thủ kiên trì theo chỉ định của bác sĩ để tránh xảy ra những biến chứng đáng tiếc.

Còn nếu mắt bị kích ứng, khô mắt, xót... đó là do nươc hồ bơi chưa được xử lý kỹ. Tình trạng này thường gặp ở các hồ bơi trong nhà, do kín cộng với khí clo trong nước hồ bơi có thể là tác nhân gây tình trạng này. Tình trạng này gặp rất phổ biến và xử lý khá đơn giản, mùa hè nên chọn bể bơi ngoài trời và rửa mắt nước muối sau khi bơi.

Để phòng các bệnh mắt nói chung, ngoài việc lựa chọn bể bơi đảm bảo an toàn, khi đi bơi, mọi người luôn nhớ đeo kính bảo vệ mắt khi bơi và thực hiện khâu vệ sinh mắt bằng nước muối sinh lý.

Viêm mũi dị ứng, viêm xoang

Nhiều người rất dễ bị lên kịch phát bởi những dị nguyên như phấn hoa, khói bụi, lông thú vật, mùi lạ, hoá chất tẩy rửa…

Trong khi đó, sử dụng một lượng chất khử trùng lớn. Nếu bị dị ứng với các hoá chất tẩy rửa, khi đi bơi, bệnh nhân có tiền sử viêm mũi, viêm xoang có thể tái phát bệnh rất nhanh.

Vì vậy, sau khi đi bơi, nếu thấy đường mũi khó thở kèm theo các biểu hiện khịt, khạc, xì ra nước mũi trong, mũi màu vàng xanh, mùi hôi tanh, nước mũi chảy xuống họng và kèm theo ho thì đó là dấu hiệu của viêm mũi dị ứng, viêm xoang bị tái phát. Lúc này, nên đưa bệnh nhân hãy đến bác sỹ để được tư vấn dùng thuốc.

Khô tóc, sạm da

Đây là vấn đề gặp rất phổ biến ở chị em phụ nữ bởi họ nhận thấy rõ ràng sự xuống sắc của da, tóc khi đi bơi.

Nguyên nhân la do nước hồ bơi có chứa clo tiệt trùng và hóa chất này là tác nhân gây khô tóc, sạm da.

Do vậy, cần chọn bể bơi có chất lượng nước đảm bảo. Khi tắm hồ bơi lên, phải tắm lại thật sạch bằng sữa tắm và bôi kem dưỡng ẩm nếu không da sẽ khô, mốc thếch. Tóc cũng cần gội, xả, sấy khô và bôi dưỡng để tránh tính trạng sờ vào tóc thấy cứng như... cọng rơm.

Ngoài ra tắm hồ bơi khi thời tiết nắng nóng cũng là nguyên nhân gây cháy da. Vì thế cần lưu ý khi xuống bơi vẫn duy trì bôi kem chống nắng không trôi dưới nước để phòng nguy cơ này.

Để phòng bệnh cho mình và cộng đồng, những người mắc bệnh ngoài da, đau mắt đỏ, quai bị, bệnh phụ khoa… không nên tắm bể bơi công cộng. Trước khi bơi nên tắm qua và không phóng uế, khạc nhổ trong lúc bơi, trang bị kính bơi để bảo vệ mắt và tắm lại bằng nước máy sạch sẽ.

Điều cần nhớ khi đi bơi

Nên súc miệng bằng nước sạch ngay khi lên bờ vì hóa chất trong nước bể bơi lỡ uống phải dễ hủy hoại men răng. Đi bơi về dễ mắc các bệnh đau mắt đỏ, khô mắt, đỏ mắt, viêm tai mũi họng... Nếu thấy mắt, tai có triệu chứng bất thường cần đi khám ngay.  

Lúc bơi lội, thân thể dễ bị va chạm, xây xước nhẹ, virus, nấm, bệnh ngoài da dễ xâm nhập... nên cần vệ sinh da sạch bằng xà phòng, sữa tắm có độ kiềm cao để tránh bệnh da liễu.

Khi bị mắc các bệnh phụ khoa không nên đi tắm tại các bể bơi công cộng.

Không nên tắm bể bơi quá đông người và tránh nên đi vào các ngày lễ.

Lưu ý:

- Để đảm bảo vệ sinh nên chọn hồ có lắp hệ thống lọc nước tự động 24/24. Các chất xử lý làm sạch nước hồ cũng được liên tục điều tiết qua hệ thống tự động này.

- Bạn có thể hỏi trực tiếp người quản lý bể bơi hoặc nhận biết qua quan sát, hệ thống lọc thường khá lớn, đặt cạnh bên hồ bơi, có bộ phận trực kỹ thuật kiểm tra.

0--1

Liên hệ xóa tin: [email protected]