Những căn bệnh lạ khiến y học thế giới phải "bó tay"

Cho đến nay vẫn có một số trường hợp người mắc bệnh cực lạ và hiếm gặp, bất chấp các thành tựu và đột phá trong lĩnh vực nghiên cứu và phát triển công nghệ.

15.6014

Người phụ nữ nghe được cả tiếng chớp mắt

Sức khỏe và Đời sống dẫn tin theo Listverse cho biết, cô Julie Redfern ở Lancashire, Anh, phát hiện ra chứng bệnh lạ kỳ của mình vào khoảng 8 năm trước, trong một lần cô đang chơi trò chơi xếp hình Tetris. Cô nghe thấy những tiếng động rất buồn cười nhưng không biết nó phát ra từ đâu, cho đến khi cô nhận ra những âm thanh phát ra mỗi khi cô di chuyển mắt từ bên này sang bên kia. Đó là âm thanh khi cô di chuyển nhãn cầu của mình.

Nhiều năm sau Julie biết được mình đang mang trong mình một căn bệnh lạ khiến cô có thể nghe được cả tiếng máu chảy trong tĩnh mạch, các vận động của não bộ, tiếng nhịp tim đập thình thịch suốt ngày đêm. Các bác sĩ đã phát hiện ra cô Julie mắc hội chứng nứt ống tai trên (SCDS), do có nhiều lỗ rò rỉ ở tai trong khiến chất lỏng tràn vào dịch não gây ra các chứng đau đầu và có thể nghe được những âm thanh kỳ lạ của cơ thể.

Đây là một căn bệnh cực hiếm gặp và chỉ được xác định vào cuối những năm 90. Các bác sĩ của Bệnh viện Hoàng gia Manchester đã tiến hành phẫu thuật cho cô Julie 1 bên tai để đưa cô về với những âm thanh bình thường của cuộc sống. Bên tai còn lại dự kiến sẽ được phẫu thuật trong thời gian tới.

Khóc ra đá

Cô bé 8 tuổi người Yemen tên là Saadia bỗng nhiên khóc ra đá thay vì nước mắt. Em sinh ra trong gia đình có 12 anh chị em cả những người cùng cha khác mẹ, tuy nhiên không ai mắc căn bệnh kỳ lạ này. Tất cả các bác sĩ cha mẹ em đưa đến đều lắc đầu và không thể giúp đỡ gì. Họ không tìm thấy điểm gì khác thường trong đôi mắt của Saadia.

Người phụ nữ nhìn thế giới lộn ngược

VietNamnet dẫn tin theo Oddee cho biết, Saadia lúc bắt đầu khóc, nước mắt cũng rơi bình thường như bao người khác, nhưng đá chỉ xuất hiện vào cuối buổi chiều hay tối, nhưng em không hề có cảm giác đau đớn nào, mặc dù có ngày em đã khóc ra tới 100 viên đá nhỏ.

Bojana Danilovic có một thế giới quan độc nhất vô nhị. Do mắc một chứng bệnh hiếm gặp, cô nhìn luôn nhìn mọi thứ lộn ngược từ trên xuống. Nữ công chức 28 tuổi người Serbia này luôn sử dụng một màn hình máy tính lắp lộn ngược ở nơi làm việc và thư giãn ở nhà trước một màn hình tivi treo dốc ngược từ trên xuống, đặt phía trên một chiếc tivi bình thường dành cho những thành viên còn lại trong gia đình.

Các chuyên gia đến từ Đại học Harvard và Viện công nghệ Massachusetts (Mỹ) đã được mời tham vấn, sau khi các bác sĩ địa phương đều tỏ ra bối rối trước chứng bệnh vô cùng lạ thường này. Theo họ, Danilovic bị mắc một căn bệnh thần kinh có tên gọi là "hội chứng rối loạn định hướng không gian". Hiện khoa học vẫn chưa có lời giải cho hiện tượng đặc biệt hiếm này của cô.

Người phụ nữ có hai màng trinh

Hazel Jones luôn tự hỏi tại sao cô bị chuột rút nghiêm trọng và thường có kỳ kinh nặng nề trong suốt giai đoạn dậy thì. Tuy nhiên, mãi tới năm 18 tuổi, cô mới đi thăm khám bác sĩ và được chẩn đoán có tới ... 2 âm đạo.

Cô gái tóc vàng, 27 tuổi, đến từ High Wycombe, Buckinghamshire (Anh) này mắc một chứng bệnh rất hiếm gặp, với tỷ lệ xuất hiện 1/1 triệu người. Việc mắc hội chứng "tử cung kép" đồng nghĩa Jones có 2 tử cung và 2 cổ tử cung riêng rẽ.

Jones chỉ tới khám bác sĩ sau khi người bạn trai lâu năm nói, cô có "điểm lạ" ở vùng sinh dục. Một chuyên gia sản, phụ khoa lý giải: "Khi phát triển trong bào thai, các thai nhi gái bắt đầu với hai đoạn ống tử cung. Tuy nhiên, các vách ngăn sẽ bị phá vỡ và hình thành một tử cung. Cứ khoảng 3.000 ca thì có 1 trường hợp, vách ngăn vẫn còn tồn tại bên trong tử cung, nhưng trường hợp có 2 tử cung riêng rẽ thực sự hiếm xảy ra hơn nhiều".

Jones nói, cô cảm thấy thoải mái với "chứng bệnh" của mình dù có tới 2 màng trinh và mất trinh tiết tới 2 lần. Các bác sĩ khuyên Jones phải cẩn thận khi mang bầu, vì cô có thể có thai ở một tử cung nhưng tử cung bên kia "gây rối", làm tăng nguy cơ đẻ ngược và băng huyết.

Jones đã từ chối làm phẫu thuật để cải thiện tình hình vì cuộc phẫu thuật sẽ tương tự như ở những người chuyển đổi giới tính, phải cắt bỏ một bộ phận ở vị trí mà các mô rất khó liền. Các chuyên gia cũng sẽ phải lặp đi lặp lại nhiều phẫu thuật, điều này rất khó chịu và có thể gây ra những mô sẹo.

Linh Chi

Nên đọc
Bệnh nấm họng

0--1

Liên hệ xóa tin: [email protected]