Những căn bệnh thường gặp ở trẻ sơ sinh

Đối với những người lần đầu làm cha mẹ, việc chuẩn bị kĩ cho bé từ khi còn trong bụng mẹ là điều hết sức quan trọng. Tuy nhiên, nhiều người ít ngờ tới, khoảng thời gian bé sơ sinh ở bên ngoài là lúc nhiều nguy hiểm bệnh tật “ghé thăm” cơ thể của bé nhất.

15.599

1. Sốt

Khi bé còn ở độ tuổi sơ sinh, cha mẹ hãy thường xuyên kiếm tra thân nhiệt của bé nhé. Trẻ dưới 3 tháng tuổi mà có nhiệt độ cơ thể trên 38 – 39 độ C, hoặc nếu em bé của bạn là từ 3 đến 6 tháng và có nhiệt độ trên 38 độ C thì tức là đang bị sốt rồi đó. Hãy gọi cho bác sĩ thăm khám ngay nhé.

2. Ngạt thở

Ngạt là một tình trạng bệnh lý của trẻ do thiếu oxy trong máu. Ngạt ở trẻ sơ sinh thể hiện ngay lập tức sau khi trẻ ra đời không kịp lấy hơi thở hoặc thở không đều. Trong tình trạng này, trẻ ngay lập tức phải được trợ giúp y tế.


3. Mất nước

Bạn có thể nhận ra sự mất nước nếu bé của bạn có biểu hiện khô miệng và nướu, thấm ướt tã lót cho trẻ không thường xuyên hơn, bé khóc ít hơn và thóp bị lõm xuống.

4. Tiêu chảy

Tiêu chảy là hiện tượng phổ biến ở trẻ sơ sinh. Nhưng sẽ thật nghiêm trọng nếu trong phân của bé có máu hoặc em bé có hơn 6 lần đi phân lỏng một ngày. Hãy gọi cho bác sĩ ngay nhé.

5. Bệnh huyết tán

Bệnh huyết tán – một căn bệnh gây ra do sự không tương thích giữa máu mẹ và thai nhi. Thông thường, bệnh phát triển không do sự không tương thích của yếu tố Rh trong máu mẹ và thai nhi. Bệnh xuất hiện khi các kháng thể máu của người mẹ phá hủy tế bào máu của thai nhi.

6. Ói mửa

Trẻ sơ sinh thường bị trớ khi được cho bú nhưng thường xuyên nôn mửa là lý do để bố mẹ lo lắng. Tuy nhiên, nếu điều đó xảy ra thường xuyên hơn, có máu hoặc có màu xanh lục, hoặc nếu ói nhiều đến mức mất nước thì nên gọi bác sĩ của bạn.

7. Khó thở


Các dấu hiệu khó thở, bao gồm:

-Thở nhanh và nhiều hơn bình thường.

-Mô giữa các xương sườn, phía trên xương cổ hoặc ở vùng bụng phía trên là bị co thắt

-Em bé thở ra khò khè, miệng phải há ra như đang lẩm nhẩm gì đó.

-Môi hoặc da có màu hơi xanh hoặc tái.

8. Thoát vị rốn

Thoát vị rốn là một dị tật khá phổ biến ở trẻ nhỏ. Nó xảy ra khi nội tạng trong ổ bụng chui ra ngoài, tạo thành một khối lồi tại vùng rốn.

Trẻ được sinh ra với dây rốn gắn ở bụng. Dây này đưa chất dinh dưỡng tới nuôi bé trong suốt thời gian trong bụng mẹ và nó được cắt sau khi bé chào đời. Trong vòng 1-2 tuần sau khi sinh, cuống rốn teo dần và rụng đi, vết thương tự lành và tạo nên rốn của trẻ.

Lỗ ở thành bụng nơi dây rốn đi qua sẽ tự đóng lại khi bé lớn lên. Thoát vị rốn xảy ra khi các cơ bụng đóng không kín.

9. Mẩn đỏ, rỉ máu hoặc chảy máu

Nếu rốn hoặc dương vật của bé sưng đỏ, chảy máu, thì chứng tỏ bé nhà bạn đang gặp vấn đề rồi đó. Hãy gọi bác sĩ ngay lập tức nhé.

10. Phát ban

Trẻ thường bị phát ban ở mặt, có kèm theo sốt, chảy máu hay sưng tấy.

11. Nhiễm trùng hô hấp

Bệnh kéo dài một hoặc hai tuần với hiện tượng chảy nước mũi, sốt và chán ăn trong một vài ngày, có thể ho kéo dài chừng 2-3 tuần. Thêm các triệu chứng nghiêm trọng đòi hỏi phải có sự chăm sóc của bác sĩ.

12. Viêm mắt

Viêm mắt ở trẻ sơ sinh, tương tự như viêm kết mạc, là bệnh thường gặp khi trẻ mới sinh được vài ngày, với các triệu chứng hai mi sưng nề, đỏ, chảy nước mắt kèm dử mắt, trẻ khó mở mắt thậm chí không mở được mắt…

Do tính chất cấp tính của bệnh cho nên ngay sau khi sinh trẻ cần được theo dõi, chăm sóc mắt và vệ sinh thân thể tốt.

13. Vẹo cổ


Vẹo cổ bẩm sinh do cơ ức đòn chũm bị co rút là bệnh thường gặp ở trẻ sơ sinh. Nguyên nhân chủ yếu của chứng này có thể do tư thế xấu của thai nhi trong tử cung; người mẹ khi mang thai thiếu vận động dẫn đến nuôi dưỡng cơ ức đòn chũm bị hạn chế.

Cha mẹ có thể phát hiện bệnh sau khi bé được 2 tuần nếu quan sát thấy đầu của trẻ nghiêng xuống một bên vai trong khi cằm lại quay về hướng khác. Rõ hơn, cha mẹ có thể sờ thấy trên cơ ức đòn chũm có một khối u cơ rắn chắc, khác với phản ứng hạch trong các chứng viêm nhiễm.

14. Nhiễm trùng huyết

Đây là một bệnh nặng, nguy hiểm đến tính mạng trẻ và thường có kèm theo viêm màng não mủ. Bệnh có thể xảy ra trước, trong và sau khi sinh.

Trẻ mới sinh dễ nhiễm trùng vì trong lúc sinh nếu không thực hiện đỡ đẻ sạch (bàn tay người đỡ sạch, dụng cụ sạch, nơi đẻ sạch…) thì vi trùng đi qua da, dây rốn và vào máu, lan tràn khắp cơ thể, trong đó có não, gây viêm não – màng não, rất dễ để lại di chứng kể cả khi đã được điều trị tích cực.

Chi Chi (Tổng hợp)

Nguồn: Người đưa tin

Nên đọc

 

0--1

Liên hệ xóa tin: [email protected]