Những câu hỏi thường gặp về bệnh viêm xoang

Những câu hỏi thường gặp về bệnh viêm xoang sẽ được giải đáp trong bài viết dưới đây.

0
Viêm xoang mạn, có nên chữa bằng Đông y?

Con trai em năm nay 11 tuổi, từ nhỏ đến giờ cháu rất hay ốm (hồi nhỏ bị VA, amidan, đã nạo VA, cắt amidan), từ đó lại bị viêm mũi xoang mạn tính (thường xuyên tắc mũi và sổ mũi). Em có đưa cháu đi khám chữa nhiều nơi nhưng không khỏi, vậy có nên cho cháu chữa bằng Đông y?

([email protected]).

Chào bạn,

Về bệnh viêm mũi xoang mạn như bạn nói trong thư đã điều trị nhiều nơi không khỏi cũng là điều dễ hiểu vì các bác sĩ thường nói "lai rai như tai mũi họng" mà.

Mặc dù cháu đã được cắt amidan và nạo VA nhưng hiện nay thường xuyên ngạt tắc mũi, nguyên nhân có thể do polyp mũi hoặc do dịch mủ tiết từ các xoang bị viêm chảy ra. Vì ở tuổi của cháu, hệ thống xoang cũng đang hình thành, đến 20 tuổi mới hoàn thiện nên điều trị viêm mũi xoang chủ yếu bằng nội khoa: kháng sinh toàn thân kết hợp với thuốc chống viêm, giảm phù nề, chống dị ứng...

Tại chỗ dùng các thuốc nhỏ mũi nhóm co mạch, chống viêm, giảm xuất tiết để làm thông thoáng lỗ dẫn lưu xoang. Nếu ngạt mũi do polyp có thể phẫu thuật cắt polyp sẽ hết ngạt. Tuy nhiên, chỉ định phẫu thuật xoang chỉ đặt ra khi điều trị nội khoa sau 6 tháng thất bại hoặc có những biến chứng của xoang.

Viêm mũi xoang thường gặp ở trẻ có cơ địa dị ứng nên việc điều trị theo Đông y cũng có kết quả nhất định, vì vậy bạn có thể cho cháu điều trị kết hợp Đông - Tây y. Quan trọng phải tránh các yếu tố ô nhiễm, dị ứng như hít khói thuốc lá thụ động, khói bếp than, môi trường sống chật chội, ô nhiễm từ khói của khu công nghiệp...

Cây giao có chữa được viêm xoang?

Tôi nghe nói cây giao hay còn gọi là cây xương cá chữa viêm xoang mãn tính rất hiệu quả. Xin hỏi bác sĩ điều đó có đúng không, cách điều trị như thế nào? Xin bác sĩ cho biết thêm một số phương pháp Đông y trị bệnh này?

(Minh Trung, Đồng Tháp)

Chào bạn,

Cây xương cá từ lâu đã được dùng để điều trị các bệnh viêm nhiễm vùng mũi họng với cách thức dùng nước cốt tươi (hái lá về giã và vắt lấy nước), rồi lấy nước đó nhỏ vào tai. Hiệu quả cũng rất tốt với trường hợp chảy mũi, tuy nhiên, cây thuốc này chưa được nghiên cứu. Đây chỉ là cách lưu truyền dân gian, vì vậy, việc áp dụng cần lưu ý và cẩn thận.

AloBacsi.vn
Theo BS Vũ Ngọc Anh - PGS.TS Nguyễn Thị Ngọc Dinh
Phương Vũ - Gia đình Việt Nam

0--1

Liên hệ xóa tin: [email protected]