Hãy xem xét những lời sau đây ảnh hưởng con cái như thế nào và bạn nên thay thế những từ khóa gì.
1 Thôi dây dưa/nhây, chậm chạp đi:
Bạn đang đưa ra một áp lực thời gian cho trẻ. Trẻ em thường nhây và dây dưa, điều này phải cần năm tháng để khắc phục. Dựa theo kinh nghiệm làm cha mẹ, thông điệp này khiến trẻ phải chịu một áp lực không đáng có. Bạn có thể thay đổi cách nói bằng một cuộc đua mang giày chẳng hạn. Điều này khiến trẻ phát triển nhận thức về thời gian qua việc chơi, dựa theo Miriam Stoppard, tác giả cuốn “Những kỹ năng đầu tiên của trẻ em”. Bạn cũng có thể nói với con hãy năng động nào.

2 Bố/mẹ mập quá rồi
Trẻ em không cần nghe bạn than thở về hình dáng cơ thể của bạn. Nếu chúng quan tâm, chúng đã trở nên quá coi trọng về hình thức của chính mình ở lứa tuổi của chúng. Hãy nói về thói quen ăn uống khỏe mạnh và vì sao bạn lựa chọn những thức ăn khỏe mạnh chẳng hạn như “Chúng ta ăn rau vì chúng giúp ta có nhiều vitamin.”
3 Đừng nói chuyện với người lạ
Nếu bạn lúc nào cũng lặp đi lặp lại điều này sẽ khiến trẻ lớn lên rụt rè, sợ sệt và nghi ngờ mọi người. Trẻ phải học cách đối mặt với các nguy cơ và xử lý chúng an toàn. Hãy dạy chúng những ai chúng có thể bắt chuyện và tin tưởng ở mức độ nào đó như cảnh sát, quản thư hay những người quản lý nơi công cộng. Sẽ tốt hơn nếu chỉ cho trẻ nhận biết những hành vi đáng nghi ngờ và chỉ ra những tình huống giả định giúp trẻ ứng biến khi có chuyện.
4 Sẽ không có kem trừ khi con ăn hết bát rau
Thật vô lý khi la mắng hay ép buộc trẻ trong bữa ăn. Điều này làm hỏng sự tận hưởng trong lúc ăn uống của mọi người. Nhà nghiên cứu Susie Orbach chỉ ra rằng ảnh hưởng xấu từ cha mẹ có thể khiến con cái bị rối loạn ăn uống. Cha mẹ Phải hiểu được nỗi sợ tăng cân khác biệt lối sống ăn uống khỏe mạnh như thế nào. Hãy thử những câu như “Món này ngon lắm giống món abc con thích đấy”.
5 Dùng từ ngữ của con mà nói
Vấn đề của trẻ con là không đủ khả năng ngôn ngữ để diễn tả cảm xúc hay suy nghĩ. Điều này khiến trẻ không thoải mái và không đầy đủ. Không nên quá kỳ vọng vốn từ bạn đã chỉ chúng sẽ luôn nằm trong đầu con bạn. Những cha mẹ giỏi giúp trẻ con đọc to khi học từ mới.
Sẽ tốt hơn khi bạn nói “Con có phải đang cảm thấy x hay y… không? Nghĩ thử xem nào.” Bằng cách này bạn có thể giúp con bạn học các từ mới và từ khó. Nếu dùng sai phương pháp, trẻ em sẽ cảm thấy ở nhà như một cuộc kiểm tra thường trực.
6 Đừng làm đổ sữa!
Đây là câu mệnh lệnh tiêu cực như “Đừng chạy!” hay “Đừng chạm vào bếp!”. Những câu mệnh lệnh này khiến trẻ không biết nên làm gì thay vì làm điều đó. Điều này khiến trẻ có những ý nghĩ sai lầm và chúng sẽ càng có xu hướng làm việc đó. Cách nói khác là “Hãy cẩn thận với ly sữa hay tránh xa bếp ra không nguy hiểm nhé con.”
7 Để bố/mẹ giúp
Nếu bạn nói câu nói này quá thường xuyên, trẻ sẽ không bao giờ các khả năng giải quyết các vấn đề. Gợi ý giúp đỡ trẻ quá nhiều sẽ khiến trẻ mất khả năng tự chủ và ảnh hưởng tiêu cực đến khả năng phát triển của trẻ. Trẻ sẽ không bao giờ phát triển kỹ năng phân tích, kiên nhẫn. Điều bạn có thể làm tốt hơn trong việc này là gợi ý hoặc đặt ra các câu hỏi để trẻ tự giải quyết vấn đề.
8 Con có thể khóc cả đêm nếu muốn
Thái độ cứng rắn này thực chất tổn hại đến trẻ vì không cách nào trẻ có thể cảm thấy thoải mái hay ảnh hưởng bởi bố mẹ. Theo các nhà tâm lý học, bạn phải luôn chăm sóc các nhu cầu cần thiết của trẻ trước khi trẻ bị căng thẳng và tuyệt vọng. Nhiều người nghĩ rằng thái độ cứng rắn này sẽ khiến trẻ trở nên độc lập. Thực ra, các nhà tâm lý học đã chứng minh phương pháp này khiến trẻ lớn lên cảm thấy luôn không an toàn.
9 Con của bố/mẹ thật thông minh
Đây không phải là cách động viên con trẻ để phát triển bản ngã và sự tự tin. Câu nói này khiến trẻ không tập trung vào quá trình trẻ đã đạt được thành quả như thế nào và khiến trẻ trở nên lười biếng.
10 Nếu không dọn phòng con sẽ bị phạt
Những câu mệnh lệnh kiểu này chỉ khiến không khí trong gia đình trở nên căng thẳng. Thay vào đó bạn có thể nói “Khi dọn phòng xong con có thể chơi hay là xem tivi.

Theo Life Hack