Đôi khi, với tính cách mạnh mẽ thuộc về giới tính, người ta dễ tha thứ cho những câu nói cộc lốc, thiếu tình cảm của bố. Tuy nhiên, đứa trẻ nào cũng cần có tình yêu để lớn lên. Tình yêu của bố là trách nhiệm, là những hoạch định lớn của cuộc sống. Tình yêu của bố, mặt khác, còn thể hiện trong lời nói, và chắc chắn là không phải trong những câu dưới đây.

Đừng cãi, làm theo đi!

Mệnh lệnh cộc lốc luôn khó nghe với bất cứ ai chứ không chỉ với con trẻ. Bạn hãy nghĩ đi, tại sao với nhân viên, những người đã trưởng thành, bạn còn cần phải rành mạch và ý tứ trong truyền đạt mệnh lệnh. Vậy thì hà cớ gì, con của bạn, đối tượng lẽ ra được yêu thương và nhẹ nhàng dạy bảo thì bạn lại ra những mệnh lệnh độc tài như thế?


 Mệnh lệnh cộc lốc luôn khó nghe với bất cứ ai. Ảnh minh họa

Bố đã nói không là không!

Trước uy quyền của bố, con bạn sẽ tuân lệnh. Nhưng liệu con bạn có thực sự tâm phục khẩu phục? Tại sao bạn không thể giải thích thêm một câu, rằng bố không an tâm để con đi xa như vậy mà không có bố, rằng hôm ấy là ngày lễ, công viên rất đông, bố sợ con bị giẫm đạp. 

Nếu được giải thích, con bạn sẽ hiểu rằng sự cấm đoán của bạn xuất phát từ tình thương chứ không phải vì bạn muốn… thị uy.

Hãy giải thích vì sao bạn cấm điều gì đó, vì tình yêu. Ảnh minh họa 

Sao con chậm hiểu vậy?

Dù có là hai đứa trẻ sinh đôi, thì sự thông minh nhạy bén cũng khác nhau. Con bạn cần có thời gian để hiểu một điều gì đó, kỳ vọng của cha mẹ càng khiến con cái bị áp lực vàng càng… chậm hiểu hơn nữa đấy.


 Hãy nhớ, con có chẫm hiểu thì cũng là con của mình. Ảnh minh họa

Con không phải là con của bố!

Mong là bạn chưa bao giờ nói câu này ra bởi nó sẽ sát thương con bạn hơn cả đòn roi. Nó là một nhát dao chém thẳng tình cha con. Tổn thương này thực sự nghiêm trọng và sâu sắc. Thay vào đó, con bạn cần hiểu rằng, dù con có thế nào, thì bố vẫn yêu con vì con là con của bố.

Tương tự thay vì nói: bố quá thất vọng về con (dù con đúng là đáng thất vọng thật) thì hãy tìm một cách khác. Trước thất bại, trẻ cũng biết buồn, đừng làm chúng buồn hơn mà hãy giúp chúng biến thất bại thành động lực. Đó mới là cách dạy con thông minh.


Câu nói gây sát thương sâu sắc nhất: Con không phải là con của bố. Ảnh minh họa 

Con người ta giỏi thế đấy, con coi lại mình đi!

Khi xem một thành tích của đứa trẻ nào đó trên tivi, ông bố nào cũng muốn con mình được như thế. Quay sang thấy con mình đang chơi game, thế là bổng dưng… nổi nóng! Bạn là người lớn, hơn ai hết bạn phải hiểu rằng, thành thích nào cũng cần một quá trình rèn luyện chứ không phải trên trời rơi xuống.

Trong tình huống này, hay nhất là cùng con xem tấm gương ấy, để hun đúc cho trẻ một ước mơ. Sau đó, bật đèn xanh rằng, nếu con thực sự yêu thích cờ vua, bơi lội, hay toán học bố sẽ ủng hộ con. Đầu tuần sau, chúng ta đi đăng ký một lớp ở câu lạc bộ! 


 Hãy cho trẻ biết, bạn hỗ trợ chúng vun đắp ước mơ. Ảnh minh họa

Đá vậy mà cũng đá, toàn lẹt đẹt chạy sau người ta!

Con bạn yêu bóng đá, bạn vui vì điều đó và cho cháu tham gia các đội bóng ở nhà văn hóa quận. Sau một thời gian, con bạn muốn bạn xem nó đấu một giải đấu mini nào đó, và hôm ấy cháu thua. Thái độ của bạn hôm ấy sẽ quyết định toàn bộ chí hướng của trẻ sau này. 

Thay vì nói câu nói sát thương kia, bạn hãy giúp con mình, thắng thua là lẽ thường, nhất là trong thể thao. Riêng việc con chăm chỉ luyện tập, con đã chiến thắng rồi, vì ít nhất, con có một cơ thể khỏe mạnh.

Thay vì chê bai, hãy khích lệ để trẻ vượt qua thất bạn. Ảnh minh họa

Dở ẹt, có nhiêu đó làm cũng không xong!

Con bạn vụng về, học cấp ba rồi mà nhiều khi (con gái) nấu nồi cơm, (con trai) gắn bóng đèn cũng không! Bạn bực mình là đúng, nhưng hãy nhớ rằng đó là kết quả dạy con của chính bạn. Làm lần này chưa xong thì lần sau con sẽ làm được. 

Nhiều ông bố nghĩ rằng, nói những câu tương tự như thế là để ‘khích tướng’, khiến chúng ‘tự ái’ mà trở nên giỏi giang hơn. Tuy nhiên, tỷ lệ thành công của phương pháp này không cao như bạn nghĩ. Thiện chí giúp đỡ cha mẹ đã không được nhìn nhận ở khía cạnh tích cực thì liệu chúng có hứng thú cho những lần sau không?


Những câu nói khích tướng không có tác dụng nhiều. Ảnh minh họa 

Hồi bằng tuổi con bố đã…

Đây là một phép so sánh. Bạn đã so sánh hai con người khác nhau ở hai môi trường, thời gian khác nhau với một cái đầu đầy định kiến lẫn chủ quan! Hồi bằng tuổi con, bố dĩ nhiên không thể thành thạo vi tính như các con bây giờ, do đó, đừng bắt con bạn phải biết chăm em, nấu cơm giặt giũ như bạn đã từng trong thời thơ ấu. 

Hãy yêu con, dạy con dựa trên chính khả năng, thiên hướng và hoàn cảnh của chúng cũng như gia đình.


 Bạn là tấm gương, nhưng con không phải là bản sao mọi mặt của bạn. Ảnh minh họa

Tránh ra, bố cần yên tĩnh!

Quả thật là trẻ con nhiều lúc ồn ào và quấy nhiễu. Nhưng bạn còn rất nhiều cách để có được không gian yên tĩnh để làm việc hơn là nói ra câu ấy. 

Trẻ không hiểu đâu, chúng chỉ muốn chơi với bố, bà khi nhận được câu nói trên, chúng sẽ hiểu rằng bạn không yêu chúng, thế thôi.

Nghĩ rằng bố không thương mình là điều rất tệ. Ảnh minh họa

Chuyện vớ vẩn thế mà cũng buồn

Sự thật là ở mỗi độ tuổi, con người có những điều vớ vẩn riêng. Bởi vì bố đã già, nên bố thấy tình yêu của tuổi mới lớn là vớ vẩn mà quên rằng, đó là điều mới mẻ và lớn lao nhất của chúng ở ngay thời điểm ấy. 

Do vậy, hiểu con đang ở độ tuổi nào, vui buồn ra sao là điều rất quan trọng. đừng áp đặt chủ kiến


Với chúng, chuyện ấy không vớ vẩn như bạn nghĩ đâu. Ảnh minh họa 

Bích Câu

Video đang được xem nhiều