Những chất cần bổ sung khi mang thai

Có 3 chất cần bổ sung khi mang thai là acid folic (vitamin B9), sắt và iốt. Ngoài ra, mẹ bầu cũng cần bổ sung thêm những vi chất khác để đảm bảo có một thai kỳ khỏe mạnh. a.link-gift { display: block; margin-bottom: 10px; color: red; text-decoration: none; font-weight: normal; font-size: 14px; } a.link-gift:hover { text-decoration: underline; }

15.51

Khi mang thai, ngoài 3 loại vitamin và khoáng chất cần thiết phải bổ sung trong quá trình mang thai là acid folic (vitamin B9), sắt và iốt thì thai phụ còn cần phải bổ sung thêm nhiều chất khác để có thể sinh ra những em bé khỏe mạnh và thông minh.

Thực tế, chế độ ăn uống hàng ngày và sự phát triển của thai nhi có mối liên quan chặt chẽ đến nhau. Sự thiếu hụt hay thừa chất dinh dưỡng đều gây ra những ảnh hưởng không tốt đến thai nhi.

  • 1

    Acid folic - hay còn gọi là vitamin B9

    Nếu thiếu acid folic trong khi mang thai, người mẹ có thể bị thiếu máu hồng cầu, dẫn đến nguy cơ sảy thai, sinh non, suy dinh dưỡng bào thai và đứa trẻ sinh ra có thể khuyết tật.

    Sự thiếu hụt vitamin B6, B12 và acid folic sẽ ảnh hưởng đến chức năng của enzym homocysteine  dẫn đến dị tật thai nhi, khuyết tật hệ thần kinh và tràn dịch màng não. Khi mang thai, mẹ bầu cần đồng thời bổ sung 3 nhóm chất này theo sự hướng dẫn của bác sĩ.

    Acid folic có nhiều trong các loại thực phẩm như: gan động vật, cà chua, các loại rau lá màu xanh thẫm: rau muống, mồng tơi, rau ngót, rau súp lơ xanh... 

  • 2

    Sắt

    Thông thường, lượng sắt cần cho cơ thể thai phụ khoảng 30-60 mg một ngày, gấp đôi lượng sắt lúc bình thường.Thiếu sắt tăng nguy cơ sinh non, băng huyết, nhiễm trùng phụ sản ở phụ nữ mang thai.

    Ngoài việc bổ sung các thực phẩm chứa nhiều sắt (thịt bò, thịt lợn, huyết lợn, gà, vịt, cá thu, cá ngừ, trái khô, đậu, trứng, rau xanh...), các bà mẹ khi mang thai cần bổ sung 600 miligam sắt nguyên tố hằng ngày để đảm bảo lượng sắt cần thiết.

  • 3

    I-ốt

    Thiếu i-ốt, thai nhi có thể bị bướu cổ, thiểu năng hoặc suy giảm thể chất. Với sự xuất hiện của nhiều loại muối i-ốt hiện nay thì tình trạng thiếu i-ốt đã giảm đi. Tuy nhiên, ở một số nơi lại có tình trạng bị thừa i-ôt.

    Thừa i-ốt cũng có thể gây bướu cổ và suy giảm chức năng não, trí tuệ, trí nhớ. Vì vậy, khi mang thai, mẹ bầu cần phải chú í tới việc bổ sung lượng i-ốt sao cho vừa đủ.

  • 4

    Protein

    Khi mới mang bầu, do bị nghén nên nhiều phụ nữ thường không ăn được gì khiến cơ thể bị thiếu chất. Sự thiếu hụt protein sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển não của thai nhi. Thể trọng não của thai nhi có thể nhẹ, ít số lượng tế bào não gây giảm trí thông minh. Tuy nhiên, nếu thừa protein, đặc biệt là protein động vật sẽ dẫn đến sự tiêu thụ quá mức các acid amin, đẩy nhanh việc mất canxi và dẫn đến loãng xương.

    Lời khuyên của bác sĩ đó chính là mẹ bầu có thể ăn thực phẩm chứa nhiều vitamin C và B6. Những vitamin này sẽ giúp mẹ bầu cảm thấy ngon miệng hơn. Tuy nhiên, khi lựa chọn thực phẩm, mẹ bầu hãy chú ý lượng protein nạp vào cơ thể để tránh gây ảnh hưởng đến sự hấp thụ canxi của em bé.

  • 5

    Chất béo

    Chất béo, đặc biệt là các acid không no có ảnh hưởng trực tiếp đến sự hình thành các tế bào não. Nếu thiếu chất béo có thể gây ảnh hưởng đến sự phát triển não bộ. Tuy nhiên, sự thừa chất béo cũng sẽ gây ra những tác hại gây ảnh hưởng đến sự tăng trưởng. Vì vậy, mẹ bầu khi bổ sung chất béo cần phải có những lưu ý cho phù hợp, tránh sự thừa hoặc thiếu không cần thiết.

  • 6

    Carbohydrates

    Carbohydrates có nhiệm vụ chính là cung cấp năng lượng cho cơ thể. Tuy nhiên, khi lượng chất này quá nhiều có thể gây đục thủy tinh thể hoặc làm ảnh hưởng đến thị giác của trẻ. Trẻ sinh ra có thể bị mù bẩm sinh hoặc bị bệnh tim và một vài dị tật khác. Bởi vậy, các chuyên gia sức khỏe khuyên mẹ bầu không nên ăn quá nhiều mì ống trong thời kỳ mang thai.

  • 7

    Vitamin A

    Thiếu vitamin A có thể gây ra những dị tật về mắt, tim và phổi. Nếu thiếu hụt nghiêm trọng vitamon A thì sẽ dẫn đến sảy thai hoặc thai chết lưu. Ngược lại, thừa vitamin A lại có thể gây ngộ độc mãn tính, ảnh hưởng không tốt đến xương và gây dị tật đường tiết niệu của thai nhi.

  • 8

    Vitamin E

    Thiếu vitamin E, thai phụ có thể bị sẩy thai, sinh non hoặc trẻ sinh ra không có não hoặc bị dị tật bẩm sinh. Ngược lại, sự thừa vitamin E có thể dẫn đến hiện tượng cao huyết áp, đau đầu, chóng mặt.

  • 9

    Ngoài ra, các nguyên tố vi lượng cũng là những chất cần bổ sung khi mang thai:

    - Thiếu canxi sẽ tác động đến sự phát triển xương của thai nhi. Ngược lại, thừa canxi lại có thể gây vôi hóa nhau thai, vôi hóa đốt xương khiến trẻ chậm phát triển chiều cao.

    - Thiếu magie sẽ khiến thai nhi bị dị tật bẩm sinh như sứt môi, cằm ngắn, lưỡi nhỏ, thoát vị cơ hoàng, tràn dịch màng phổi. Khi mang bầu, có rất nhiều phụ nữ hầu như chỉ chú ý tới việc bổ sung canxi mà bỏ qua việc bổ sung magie 

    - Phụ nữ mang thai nếu bị thiếu kẽm sẽ bị mất cảm giác ngon miệng, gây giảm lượng thức ăn vào cơ thể. Điều này cũng trực tiếp ảnh hưởng đến sự phân chia tế bào thai nhi gây rối loạn, chậm tăng trưởng trí tuệ hoặc thiếu hụt lượng nước ối, giảm chức năng miễn dịch.  

    Việc bổ sung kẽm cho cơ thể cần phải có những chú ý vì thừa lượng kẽm cũng sẽ ảnh hưởng không tốt cho cả mẹ bầu và thai nhi như cảm thấy buồn nôn, tiêu chảy…

0--1

Liên hệ xóa tin: [email protected]