Những chuyện lạ chưa có lời giải về y học

Sinh ra "xác ướp"; bé gái không biết đau; người sợ nước...là những căn bệnh mà y học chưa có câu trả lời.

0
1. Bé gái không có cảm giác đau


Gabby Gingras, bé gái 9 tuổi đầy nghị lực, có bề ngoài không khác gì bạn bè đồng trang lứa. Điều làm bé Gabby khác biệt chính là căn bệnh cực hiếm, chứng CIPA không có cảm giác đau đớn bẩm sinh. Hiện tại, chúng ta mới ghi nhận 10 trường hợp mắc triệu chứng tương tự.
 
Gabby sinh ra đã không có khả năng cảm giác được cơn đau, lạnh hay nóng. Dường như đây là món quà tuyệt vời mà Thượng đế đã ban tặng cho bé Gabby, nhưng trên thực tế đây lại là tình trạng khủng khiếp có thể đe dọa tới tính mạng. Bởi lẽ, cảm nhận được cơn đau như một cơ chế phòng vệ và cảnh báo giúp chúng ta tránh xa nguy hiểm.

2. Dị ứng với nước

Con người không thể thiếu nước, ai cũng cần tắm rửa, đánh răng, giải cơn khát. Vì vậy trường hợp dị ứng với nước là điều thực sự lạ lùng trong y học. Trong lịch sử loài người, chỉ xuất hiện 30 tới 40 trường hợp mắc chứng bệnh quái ác này.
 
Chị Ashleigh Morris, 21 tuổi, đến từ Australia và chị Michaela Dutton, 23 tuổi, đến từ Anh, là hai trong những trường hợp mắc bệnh dị ứng với nước hiếm gặp. Nếu da của họ tiếp xúc với nước, rất nhiều nốt ngứa, mẩn đỏ nhanh chóng nổi lên khắp cơ thể.

Việc tắm hằng ngày thực sự là ác mộng với họ. Michaela không thể uống nước, cà phê hay trà, thậm chí chị ấy không thể ăn trái cây bởi vì chúng khiến da chị như bị thiêu đốt như bị phát ban và cổ họng có thể sưng tấy, nhưng điều lạ thường là cơ thể chị ấy “thích” nước Coke Diet.


Chị Ashleigh cố gắng tránh tiếp xúc với nước càng nhiều càng tốt, chị ấy không tập thể thao hay hoạt động cơ thể để hạn chế ra mồ hôi. Đến nay, các bác sỹ vẫn chưa thể lý giải cặn kẽ cơ chế khác thường đằng sau chứng dị ứng với nước.
 
3. Cả nhà mất ngủ

FFI là tên viết tắt của chứng bệnh mất ngủ di truyền. Hai nhà nghiên cứu Jay Schadler và Laura Viddy miêu tả chân thực về căn bệnh siêu hiếm này. “Bệnh FFI ảnh hưởng đến suốt cuộc đời, khiến ta không thể chợp mắt. Căn bệnh này không chỉ lấy đi giấc ngủ mà còn đánh cắp cả tâm trí, cuộc đời của người bệnh”.



Chị Cheryl Dinges (trái), 29 tuổi, là thành viên của gia đình không may gặp phải căn bệnh FFI di truyền. Cả gia đình chị đều mang gen FFI, một loại gen không xuất hiện nhiều, ước tính chỉ ảnh hưởng tới 40 gia đình trên toàn thế giới. Bệnh FFI đã cướp đi sinh mạng của mẹ, ông và chú của chị Cheryl. Vì ám ảnh nỗi sợ hãi, chị Cheryl từ chối xét nghiệm, thậm chí, chị gái của chị Cheryl (bên phải) cũng “thừa hưởng” căn bệnh di truyền này.
 
Bệnh FFI bắt đầu xuất hiện bằng những đợt hoảng loạn thần kinh và mất ngủ triền miên. Cùng lúc đó, bệnh nhân bắt đầu có dấu hiệu ảo giác. Ở giai đoạn sau của bệnh, bệnh nhân mất trí nhớ, thậm chí dễ dàng bị thiệt mạng vì tinh thần không ổn định.

4. Sinh ra một xác ướp

Zahra Aboutalib, đến từ Morocco, đã sinh hạ một em bé mà bà đã mang thai trong suốt 50 năm. Trường hợp y học gây sốc này xuất hiện năm 1995 khi cô Zahra lâm bồn. Cô được đưa tới bệnh viện, nhưng sau khi chứng kiến một người phụ nữ khác thiệt mạng trên bàn phẫu thuật, cô quyết định trở về nhà ở vùng Casablanca. Sau khi cơn đau trở dạ qua đi, đứa bé cũng ngừng đạp, cô Zahra cho rằng con trai mình đang ngủ.


Đến khi bà Zahra 75 tuổi, cơn đau trở dạ mới lại xuất hiện. Các bác sỹ tiến hành siêu âm và phát hiện đứa bé nằm lệch vị trí hoàn toàn. Lạ lùng hơn là thực tế bà Zahra vẫn sống khỏe mạnh và thai chết lưu trong bụng bà vẫn tồn tại như một bộ phận cơ thể mới.

Sau gần năm tiếng phẫu thuật, các bác sỹ đã lấy ra một em bé “xác ướp” từ ổ bụng bà Zahra. Đứa bé cứng như đá, hệt như một xác ướp đích thực.

Theo Papai - 24h.com
0--1

Liên hệ xóa tin: [email protected]