Những dấu hiệu chứng tỏ “mẹ bỉm sữa” mắc chứng trầm cảm sau sinh

là tình trạng liên quan đến suy nghĩ và cảm giác mệt mỏi, buồn chán, lo lắng xuất hiện sau sinh. Đây không phải là căn bệnh hiếm gặp nhưng đôi khi không được phát hiện hoặc không được chính các bà mẹ thừa nhận.

15.6037

Sau khi sinh, cơ thể có một sự thay đổi lớn về tâm, sinh lý. Người mẹ trải qua một thời gian ở trong tâm trạng mong chờ con ra đời, vui mừng đón chào thiên thần bé nhỏ nhưng có một tỉ lệ khoảng 85% các bà mẹ có những cảm giác buồn thoáng qua, còn gọi là "baby blues" với những biểu hiện như có tâm trạng buồn và chán, khó khăn trong giấc ngủ, dễ bị kích thích, sự ngon miệng thay đổi, có vấn đề về sự tập trung chú ý. Những biểu hiện này thường gặp trong một vài ngày đầu sau khi sinh và tối đa kéo dài hai tuần do có sự thay đổi về hormon ngay sau sinh. Nhưng nếu những biểu hiện này kéo dài hơn hai tuần, bạn đã mắc một căn bệnh, đó là trầm cảm sau sinh.

Dưới đây là những dấu hiệu thường thấy của căn bệnh trầm cảm sau sinh:

Hay lo lắng và sợ hãi

Những bà mẹ bị trầm cảm sau sinh thường xuyên cảm thấy lo lắng, hoảng hốt với những tình huống xảy ra xung quanh, dù cho đó là những sự việc hoàn toàn bình thường. Họ đôi khi cũng cảm thấy cơ thể đau đớn hoặc mệt mỏi mà không tìm được nguyên nhân chính xác. Thi thoảng, những bà mẹ này lại mất bình tĩnh và không kiểm soát được cảm xúc của mình. Điều này càng khiến họ thêm stress.

Suy nhược tinh thần

Nhiều sản phụ cảm thấy tâm lý đau khổ, vô vọng ngày càng tăng dần sau khi sinh con, thậm chí khóc lóc cả ngày mà không có lý do cụ thể nào cả. Đôi khi họ lại cảm thấy bị chồng, gia đình, bạn bè bỏ rơi. Những cảm giác này thường không có căn cứ. Những phụ nữ suy nhược này có thể rơi vào trạng thái mệt mỏi triền miên, thờ ơ với công việc nhà, họ không buồn tắm rửa, chải chuốt và chăm chút cho bản thân mình.

Co mình và không muốn giao tiếp với người khác

Người bị trầm cảm sau sinh thường không muốn giao tiếp với người khác. Ảnh: Malibu Vista

Nếu những suy nghĩ về bạn bè và người thân đến thăm em bé mới sinh để lại cho bạn một cảm giác sợ hãi, hoặc bạn thường bấm phím im lặng khi điện thoại đổ chuông thì rõ ràng có chuyện không ổn ở đây. Trầm cảm thường biểu hiện trong một cảm giác bị cô lập và không muốn tham gia thế giới bên ngoài.

Căng thẳng

Căng thẳng thường đi kèm với trầm cảm. Những bà mẹ bị căng thẳng thường bị trầm cảm nặng nề hơn. Họ thường khó có thể thư giãn được, nhiều khi có cảm giác như muốn nổ tung ra. Loại căng thẳng này là một triệu chứng của trầm cảm, không thể giải quyết bằng thuốc an thần được. Phụ nữ uống thuốc an thần không nên thất vọng vì không làm việc được. Nếu chuyển sang một số dạng thuốc khác ít tính phụ thuộc hơn thì sẽ tốt.

  • Rối loạn giấc ngủ
Thường người bị trầm cảm rất khó ngủ. Họ có thể thao thức đến gần sáng, hoặc không ngủ được tí gì. Vài người ngủ không liên tục, hay bị thức giấc vào giữa đêm, thỉnh thoảng gặp ác mộng và không thể ngủ lại được.
Nhiều bà mẹ cảm thấy stress hơn vào buổi tối, nên bị mất ngủ lâu dài. Lúc này, bác sĩ thường kê toa thuốc ngủ, nhưng đôi lúc dùng liều cao vẫn không hiệu quả. Trong trường hợp này, bà mẹ sẽ cảm thấy thất vọng hơn. Nếu chữa được trầm cảm thì sẽ ngủ lại được bình thường. Vì vậy, tốt nhất là nên có người giúp mẹ cho bé bú vào buổi tối.

Giảm ham muốn tình dục

Mất hứng thú trong chuyện chăn gối vợ chồng có thể xảy ra đối với các mẹ trầm cảm sau sinh, thường kéo dài một thời gian, các ông chồng cần thông cảm và hiểu rằng đây chỉ là triệu chứng của bệnh. Hứng thú “chuyện ấy” sẽ trở lại khi mẹ hết trầm cảm. Các ông bố nên kiên nhẫn và cố gắng an ủi vợ hồi phục khỏi bệnh. Cách giúp chị em cảm thấy thoải mái hơn là thường xuyên chia sẻ công việc nhà, tâm sự và ôm ấp, vuốt ve nhẹ nhàng.  

Có những suy nghĩ làm tổn thương con hoặc chính bản thân mình

Khi rơi vào trầm cảm sau sinh , một số bà mẹ bỗng dưng có suy nghĩ: “Nếu tôi bỏ em bé trong bồn tắm thì thế nào nhỉ? – một chuyên gia tâm lý nước ngoài cho biết. Đương nhiên đa phần các bà mẹ sẽ không thực hiện hành động đó, tuy vậy họ vẫn thấy xấu hổ và ám ảnh về suy nghĩ của mình. Điều quan trọng là khi suy nghĩ này xuất hiện, bạn phải đi khám bác sĩ càng sớm càng tốt. Điều này có ích cho sự an toàn của bạn và của con.

Tin bài liên quan



0--1

Liên hệ xóa tin: [email protected]