Những dấu hiệu sắp "vỡ chum" mẹ bầu nên chú ý

Nhiều dấu hiệu sinh cũng khá rõ ràng và xuất hiện sớm nên các mẹ có thể dựa vào đó để làm mọi thứ cần thiết trước khi đến bệnh viện để đón em bé chào đời nhé.

15.6037

Đây là kỳ mang thai đầu tiên của bạn, và bạn đã phải đối mặt với một số thứ cũng "đầu tiên" trong thời gian này. Ví dụ như lần đầu tiên ốm nghén, lần đầu tiên trướng bụng, lần đầu tiên đầy hơi, lần đâu tiên phải kiêng cữ nhiều đồ ăn và lần đầu tiên đối mặt với những dấu hiệu... sắp sinh.



Và bên cạnh những băn khoăn như: "Tôi có nên ăn đồ ăn này?", "Tôi có nên nằm ngửa khi ngủ?"... chắc chắn vào tháng cuối cùng sản phụ nào cũng sẽ bắt đầu lo lắng nhiều hơn đến chuyện sinh nở. Và các mẹ bầu sẽ luôn có ý nghĩ thường trực trong đầu là "làm sao để biết trước những dấu hiệu sắp sinh" hoặc "khi sắp sinh sẽ có những dấu hiệu gì?", hay "làm sao để biết sắp sinh để còn kịp đến bệnh viện?"...

Một lời khuyên cho các mẹ bầu là không cần quá lo lắng đến vậy. Nhiều dấu hiệu sinh cũng khá rõ ràng và xuất hiện sớm nên các mẹ dựa vào đó để làm mọi thứ cần thiết trước khi đến bệnh viện để đón em bé chào đời.

Các dấu hiệu sắp sinh có thể là:

 Tâm lý "làm tổ"

Khi mang bầu, mẹ và em bé thường có mối giao cảm đặc biệt, vì vậy, nhiều bà mẹ có thể có linh tính đến sự sắp "ra ngoài" của con mà tự nhiên có những hành động mang tính chuẩn bị như: dọn dẹp nhà cửa, sắp xếp đồ đạc, chuẩn bị mọi thứ... ở các mức độ khác nhau. Đây chỉ là một phản ứng bản năng của người mẹ để chuẩn bị mọi thứ trước khi sinh em bé. Vì vậy, nếu đột nhiên có tâm trạng muốn dọn dẹp, sắp xếp đồ thì rất có thể ngày sinh em bé đã đến rất gần.

- Đi tiêu

Nhiều mẹ có kinh nghiệm sinh bày tỏ, một trong những dấu hiệu cảnh báo sắp sinh là bị "đi tiêu" (tiêu chảy). Đây có thể là một cách để cơ thể chuẩn bị cho kì sinh nở. Cơ thể sẽ tiết ra các prostaglandin hóa học dẫn đến đi tiêu. Các cơn co thắt mà bạn gặp trong quá trình đi tiêu tương tự như những gì xảy ra trong quá trình sinh nở. Vì vậy, nó cũng có thể giúp làm sạch ruột để em bé dễ dàng ra ngoài hơn.

- Xuống bụng

Nếu với những chị em mới sinh lần đầu thì việc em bé di chuyển xuống bụng dưới có thể diễn ra sớm hơn rất nhiều trước ngày sinh. Còn với những chị em đã từng sinh nở thì thời điểm em bé "xuống" sẽ gần với ngày sinh.

Lúc này, em bé sẽ xuống vùng xương chậu và ở vị trí sẵn sàng để "chui ra". Điều này cho phép người phụ nữ thở dễ dàng hơn vì em bé không đè vào lồng ngực. Ợ nóng và khó chịu nói chung cũng sẽ giảm.

- Ra máu

Dịch âm đạo (màu trắng và dày) xảy ra trong suốt thai kỳ, nhưng đến gần cuối thai kì sẽ tăng. Cùng với đó, người ta cũng có thể nhận thấy vệt màu đỏ và các khối nhầy lớn. Đây là chất nhầy bảo vệ cổ tử cung kín để tránh vi khuẩn và vi trùng xâm nhập vào. Khi gần đến lúc sinh, các khối nhầy này sẽ rơi ra và thường đi kèm một chút máu màu nâu, màu đỏ hoặc hồng. Dấu hiệu ra máu này còn gọi là máu cá hoặc máu báo.

- Các cơn co thắt

Đôi khi, những phụ nữ trẻ sinh con lần đầu có thể sẽ trải nghiệm những cơn đau cực độ trong các cơn co thắt sớm, và có thể nhầm lẫn rằng những cơn đau đó là dấu hiệu sinh. Nhưng nếu các cơn co thắt không có mô hình thực sự thì có thể đó chỉ là những cú huých mà thôi. Điều này hiếm khi xảy ra và sẽ chỉ giúp tử cung "tập luyện" để chuẩn bị cho các cơn co thắt thực sự. Nó cũng sẽ giúp cổ tử cung mềm hơn để chuẩn bị cho lúc sinh thực sự.

Nếu những cơn đau xuất hiện thường xuyên, theo quy luật (ví dụ cứ 5 phút một lần) thì đó là dấu hiệu đảm bảo thời điểm sinh em bé đã rất gần. Các cơn co thắt làm thắt chặt các cơ bụng và cảm giác tương tự như cảm giác bị chuột rút trong kì kinh nguyệt. Để làm giảm những cơn đau trong khi sinh và các cơn co thắt, tốt nhất là trong các tuần thai trước đó, các mẹ bầu hãy chăm chỉ tập luyện một số bài tập mang thai.

- Vỡ ối

Đây có lẽ là dấu hiệu rõ ràng nhất của một ca sinh nở sắp tới. Điều này xảy ra khi túi ối đầy chất lỏng (xung quanh em bé) vỡ ra. Chất lỏng sau đó bắt đầu chảy xuống âm đạo, hoặc ở mức nhỏ giọt hoặc trào ra mạnh mẽ. Dấu hiệu này là một đảm bảo rằng ca sinh nở sẽ nhanh chóng diễn ra. Đôi khi cũng có trường hợp không vỡ ối mà các bác sĩ phải bấm ối để nước ối chảy ra, bắt đầu cho quá trình sinh nở. Cũng tùy người mà nước ối có thể ra trước hoặc sau khi có các cơn co thắt.

Các mẹ bầu nếu quá lo lắng về chuyện sinh nở thì hãy tham khảo những dấu hiệu trên nhé. Nếu thấy có một hoặc nhiều hơn các dấu hiệu này thì nên chuẩn bị tinh thần và đến viện sớm để kịp thời được khám và đón em bé chào đời mạnh khỏe.

Những tin được bạn đọc quan tâm



0--1

Liên hệ xóa tin: [email protected]