Những dây leo chữa bệnh

Trong kho tàng dược liệu phong phú của nước ta có nhiều loại dây leo được dùng chữa bệnh. Có loại được ghi vào Dược điển quốc gia, có loại được sử dụng theo kinh nghiệm trong nhân dân. Xin giới thiệu một số vị thuốc từ dây leo.

15.5701

Dây chi chi (cam thảo dây).

Trong kho tàng dược liệu phong phú của nước ta có nhiều loại dây leo được dùng chữa bệnh. Có loại được ghi vào Dược điển quốc gia, có loại được sử dụng theo kinh nghiệm trong nhân dân. Xin giới thiệu một số vị thuốc từ dây leo.

Dây chi chi còn gọi là cam thảo dây, tên thuốc là tương tư đằng giống như cam thảo, dây chi chi vị ngọt, tính bình, quy vào 12 kinh lạc có tác dụng ích khí dưỡng huyết, bổ tỳ vị, nhuận phế, chỉ ho, thanh nhiệt, tả hỏa, giải độc, giảm đau, điều hòa các vị thuốc dùng chữa các bệnh đau dạ dày, đau bụng, gân mạch co rút, yếu dạ dày, kém ăn, viêm hầu họng, ho nhiều đàm, mụn nhọt, đinh độc sưng đau, giúp gan giải độc, chống viêm nhiễm, giảm cholesterol trong máu. Liều dùng 6-12g.

Dây móc câu tên thuốc là câu đằng, là loại dây leo mọc hoang ở vùng miền núi nước ta như Lạng Sơn, Lai Châu, Hòa Bình, dài tới 7-8m. Làm thuốc dùng những đoạn dây bánh tẻ, chặt lấy đoạn có móc câu khoảng 2cm, cắt sát gần móc câu, đem phơi sấy đến khô là được. Câu đằng vị ngọt, tính hơi lạnh, quy vào hai kinh can và tâm bào, có tác dụng thanh can, tức phong, tiềm dương. Dùng chữa các chứng phong do can nhiệt, động kinh co giật do sốt cao, các chứng đau đầu, váng đầu, bứt rứt không yên do can dương thượng cang làm tăng huyết áp. Liều dùng 10-20g. Sắc uống.

Dây hà thủ ô tên thuốc là dạ giao đằng thu hoạch vào mùa thu khi lá bắt đầu rụng, cắt lấy thân dây. Thủ ô đằng vị ngọt, tính bình, quy vào kinh can, thận. Có tác dụng thông kinh hoạt lạc, trừ phong thấp, dưỡng tâm, an thần, cầm mồ hôi. Dùng chữa các chứng bệnh huyết hư sinh đau nhức khắp mình mẩy, thần kinh suy nhược, mất ngủ, ra quá nhiều mồ hôi. Liều dùng 10-15g, thái nhỏ, sắc uống.

Hoàng đằng loại cây mọc hoang nhiều ở các tỉnh miền núi nước ta như Quảng Ninh, Bắc Giang, Hòa Bình, Nghệ An, Thanh Hóa. Thường đào lấy rễ và cắt lấy thân dây già, to chặt thành đoạn 15-20cm, phơi khô để dùng. Hoàng đằng vị đắng, tính lạnh vào 4 kinh tâm, can, đởm, vị. Có tác dụng thanh nhiệt, tiêu viêm, giải độc, chữa các trường hợp viêm tấy, đau mắt, mụn nhọt, mẩn ngứa, sốt nóng, kiết lỵ, tâm phiền, nôn ọe... Liều dùng 6-12g.

Kê huyết đằng còn gọi là hồng đằng, hoạt huyết đàng. Là dây leo của cây huyết đàng, vị đắng, tính bình, quy vào kinh can. Có tác dụng hoạt huyết trừ phong, tiêu viêm, tiêu phù thũng, tan đàm kết tụ, làm khỏe gân xương, lý khí, tẩy giun. Dùng chữa các chứng bệnh phong tê thấp, đau nhức xương khớp, viêm ruột cấp, phụ nữ không thấy kinh, kinh khó khăn, không đều, chảy máu tử cung, trẻ em bị giun đũa, giun kim (cam tích). Ngoài ra chữa các chứng ho chấn thương, đòn ngã bầm tím. Liều dùng 10-12g. Kê huyết đằng nấu thành cao là thuốc đại bổ khí huyết.

                      Dây tiết dê.

Dây tiết dê gọi là dây hồ đằng, tích sinh đằng, mọc ở vùng đồi núi cao phía Bắc nước ta, dây thường leo lên các cây khác, mọc ven đường. Thu hái về cắt từng đoạn dây phơi khô để dùng. Theo kinh nghiệm dân gian tiết dê vị nhạt, tính mát, gần như không độc, có tác dụng giảm đau giúp sinh cơ, tái tạo các tổ chức của da, làm chóng lên da non, lợi niệu tiêu phù, thanh nhiệt. Dùng chữa các trường hợp chấn thương, đòn ác, chảy máu, xây xước da, viêm thận, viêm bàng quang, sỏi niệu đạo, tiểu tiện khó khăn, sốt nóng. Liều dùng 5-10g.

Dây kim ngân tên thuốc là nhẫn đông đằng có tác dụng giống như kim ngân hoa nhưng kém hơn. Vị ngọt, tính lạnh, quy vào 4 kinh phế, vị, tâm, tỳ. Có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, chữa các bệnh ngoài da như nhọt độc mưng mủ, ghẻ lở, mẩn ngứa, dị ứng, ban chẩn, đậu sởi, chữa các bệnh bên trong như cảm cúm, sốt nóng, ho hen, huyết lỵ, viêm ruột, viêm não, viêm amidal. Theo Tây y, kim ngân hoa có tác dụng chống viêm, chống dị ứng, hạ sốt, lợi niệu, chống co thắt giúp cho tiêu hóa, kích thích hệ miễn dịch, kích thích thần kinh, tăng sức đề kháng cho cơ thể. Liều dùng 10-25g.

Dây đau xương còn gọi là khoan cân đằng là loại dây leo dài 7-8m mọc hoang khắp nơi ở đồng bằng, rừng núi nước ta. Thân dây cắt ngắn thành từng đoạn 20-30cm, phơi hay sấy khô được sử dụng theo kinh nghiệm dân gian, chữa các bệnh phong tê thấp đau xương, đau mình mẩy, đôi khi dùng làm thuốc bổ. Thường thái nhỏ sao vàng, ngâm rượu theo tỷ lệ 1/5. Uống ngày 3 lần mỗi lần 15ml. Có thể phối hợp với một số vị thuốc khác như tục đoạn, ngưu tất. Liều dùng 10-20g.

Dây lạc tiên còn gọi dây nhãn lồng. Là loại dây leo có tua cuốn mọc hoang khắp nơi. Lạc tiên vị hơi ngọt, tính mát, vào hai kinh can, tâm. Có tác dụng thanh tâm, an thần, dưỡng can. Dùng chữa các chứng bệnh suy nhược thần kinh, tim hồi hộp, mất ngủ hoặc kém ngủ. Liều dùng 10-30g, sắc uống.

Dây mộc thông nhỏ là loại dây leo dài tới 5m. Thu hái về chặt thành đoạn 2-3cm. Mộc thông nhỏ vị đắng, tính lạnh, quy vào 4 kinh tâm, phế, tiểu trường, bàng quang. Có tác dụng lợi niệu, hạ sốt, làm lưu thông huyết mạch. Chữa các chứng bệnh tiểu tiện khó khăn, đái buốt, đái rắt do thấp nhiệt, mạch máu co thắt, đau co rút khắp người, sản phụ tắc tia sữa, phụ nữ kinh nguyệt bế tắc, không đều. Liều dùng 3-6g. Sắc uống.

Theo Suckhoedoisong

0--1

Liên hệ xóa tin: [email protected]