Những điều cần biết về bệnh viêm cầu thận cấp

Bệnh thường xảy ra sau khi bị bệnh nhiễm trùng hay một bệnh khác trong cơ thể, nguyên nhân thường gặp nhất là do nhiễm loại vi trùng có tên là chuỗi cầu trùng, vi trùng này hay gây viêm họng và ghẻ chốc ở trẻ.

0

Khi trẻ than đau họng, nuốt nước miếng đau, nếu có kèm theo sốt cao, nổi hạch ở vòng hàm, mặt hoặc khạc ra đàm có màu đục hoặc vàng xanh, nên nghi ngờ trẻ bị nhiễm vi trùng này. ở trẻ bị ghẻ chốc, da đầu nổi nhiều nhọt, chảy nước vàng và đóng mài màu nâu đen. Viêm cầu thận cấp còn là biến chứng của các bệnh khác như sưng phổi, thương hàn, giang mai, sốt rét, viêm màng tim. Ngoài ra, còn gây ra bởi các loại siêu vi trùng gây bệnh quai bị, sởi, viêm gan.

Tổn thương thận không phải là do độc tố của vi trùng mà do cơ thể phản ứng lại việc xâm nhập của vi trùng nhưng đồng thời tạo ra chất gây hại thận.

  • 1

    Triệu chứng

    Bệnh thường xảy ra ở trẻ 6-10 tuổi và ở tuổi thanh niên. Tuy nhiên, có khoảng 5% trường hợp bệnh xảy ra ở người trên 50 tuổi. Bệnh bộc phát hai tuần sau khi trẻ bị viêm họng hoặc ghẻ chốc.

    Triệu chứng thường thấy là tiểu ít, tiểu sậm màu (có chứa máu trong nước tiểu), phù chi dưới. Một số người bệnhtriệu chứng nhức đầu, mờ mắt do tăng huyết áp. Tuy nhiên, cũng có khoảng 50% bệnh nhân không có triệu chứng, bệnh được phát hiện tình cờ khi kiểm tra máu và nước tiểu.

    Triệu chứng phù, cao huyết áp có thể hết trong vòng một tuần. Tuy nhiên, những bất thường về nước tiểu (có chứa đạm, hồng cầu) phải mất vài tháng mới trở lại bình thường.

  • 2

    Diễn tiến và biến chứng

    Trẻ em hồi phục tốt hơn người trưởng thành. Phần lớn trẻ em hết bệnh hoàn toàn so với 30% người trưởng thành có khuynh hướng bệnh diễn tiến lâu dài và đưa đến tình trạng suy thận mãn.

    Một vài trường hợp trầm trọng có thể có biến chứng cao huyết áp cấp cứu hoặc suy tim, thậm chí người bệnh có thể bị vô niệu, thận hư không lọc được nước tiểu, có thể gây tử vong nếu không được chạy thận nhân tạo.

  • 3

     Chữa trị

    Người bệnh cần phải được nghỉ ngơi.

     Không có cách chữa trị đặc hiệu cho bệnh vì tổn thương thận là do phản ứng miễn dịch của cơ thể, thầy thuốc có thể dùng kháng sinh nếu tìm thấy chuỗi cầu trùng ở họng hay chỗ ghẻ chốc.

    Giảm ăn muối ở những bệnh nhân phù, cao huyết áp. Tùy theo mức độ tổn thương thận mà bệnh nhân phải hạn chế dùng thức ăn có chứa nhiều đạm. Có thể dùng thuốc hạ huyết áp theo chỉ định của thầy thuốc.

    Nếu bị cao huyết áp cấp cứu, phải được chữa trị ở bệnh viện.

0--1

Liên hệ xóa tin: [email protected]