Những điều cần biết về bệnh viêm lợi

0

Viêm lợi là căn bệnh rất nhiều người mắc phải. Bệnh cũng thường dễ chẩn đoán và điều trị ở mức độ nhẹ. Tuy nhiên, người bệnh chỉ chú ý tới khi bệnh chuyển sang giai đoạn nặng và gây những biến chứng nguy hiểm.

Bác sĩ Lưu Hồng Hạnh, Khoa Y Dược, Đại học Quốc gia Hà Nội cho biết, viêm lợi được hiểu là tổn thương viêm cấp tính hay mạn tính xảy ra ở tổ chức phần mềm xung quanh răng. Tổn thương có thể chỉ khu trú ở lợi, không ảnh hưởng đến xương ổ răng, dây chằng quanh răng và xương răng. Khi viêm xâm nhập sâu xuống các phần khác của vùng quanh răng thì tiến triển thành bệnh viêm quanh răng.

Nguyên nhân gây bệnh ở lợi có nhiều nguyên nhân nhưng phổ biến nhất phải kể tới là do vi khuẩn trong mảng bám răng, cao răng không được làm sạch còn tồn tại gây nên tình trạng viêm. Tuy vậy cũng có thể do rất nhiều nguyên nhân khác như: virus, thuốc, hormone, do sang chấn khớp cắn….. gây nên các tình trạng viêm nặng nhẹ khác nhau  như  Viêm lợi do thở miệng, Viêm lợi xơ di truyền,Viêm lợi do thuốc Dilantin, Viêm lợi ở người có thai, Viêm lợi tuổi dậy thì……

Viêm lợi chia làm 2 loại:

Viêm lợi đơn giản

– Viêm lợi do sang chấn: Do sang chấn khớp cắn, ăn thức ăn cứng hoặc nắn chỉnh răng.Sang chấn do tác động vệ sinh răng miệng sai hoặc các thói quen khác.

– Viêm lợi tróc vảy như Pemphigoid niêm mạc ác tính, Liken phẳng, Viêm lợi miệng dị ứng, Viêm lợi miệng do nhiệt, điện, hoá học, Các bệnh da liễu kèm theo biểu hiện ở lợi…

Viêm lợi phức tạp

Viêm lợi không xác định được rõ ràng các nguyên nhân khi đó gọi là viêm lợi phức tạp, bệnh sẽ tiến triển âm thầm dấn tới phá huỷ các tổ chức khác quanh răng tiến triển thành viêm quanh răng.

Ngoài ra cũng có thể gặp một số tình trạng viêm lợi cấp tính, thường do virus như herpes , hay viêm lợi loét hoai tử cấp tính thường gặp ở người suy giảm miễn dịch.

Ảnh minh họa

Thế nào là lợi khỏe?

– Lợi có màu hồng nhạt.
– Không sưng, không chảy máu.
– Hơi thở thơm tho.

Các triệu chứng khi bị viêm lợi

– Lợi có màu đỏ nhạt hoặc đỏ thẫm.
– Có mảng bám răng, cao răng.
– Lợi sưng đỏ hoặc phì đại.
– Tổ chức chân răng lỏng
– Dễ chảy máu tự nhiên.
– Miệng hôi…

Các nguyên nhân gây bệnh viêm lợi

– Nghiện rượu, thuốc lá..
– Ăn nhiều đồ ngọt, cay…
– Ăn đồ ăn nóng, lạnh đột ngột.
– Chải răng không đúng cách.
– Do vi khuẩn mảng bám răng.
– Phụ nữ trong thời kỳ kinh nguyệt
– Người bị bệnh tiểu đường…

Một số bệnh liên quan tới bệnh viêm răng lợi

– Gây chảy máu lợi và dễ bị viêm lợi do sức đề kháng giảm và thiếu vitamin C.
– Niêm mạc miệng dễ bị hoại tử, bong các lớp niêm mạc, miệng khô do thiếu vitamin A.
– Xương hàm bị biến dạng (vẩu), răng mọc chậm, tổ chức cứng của răng thiếu vững chắc do thiếu vitamin D.
– Gây rối loạn chuyển hóa albumin làm cho mức độ vững chắc của răng kém đi do thiếu vitamin B1.
– Thiếu một số chất như canxi, fluor cũng làm ảnh hưởng đến chất lượng của men, ngà răng dễ gây sâu răng.
– Thời kỳ có kinh nguyệt thường gây tăng tiết nước bọt nên dễ bị viêm tuyến nước bọt và có thể chốc mép, viêm niêm mạc miệng, có mụn herpes ở mép, viêm lợi…
– Thời kỳ thai nghén răng dễ bị vỡ do thiếu canxi.
– Thời kỳ mãn kinh dễ bị khô miệng, viêm lợi, viêm quanh răng.

Các biến chứng do viêm lợi

Nếu không điều trị viêm lợi có thể tiến triển đến bệnh nướu răng, lây lan đến các mô cơ và xương (nha chu), một tình trạng nghiêm trọng hơn nhiều có thể dẫn đến mất răng. Nha chu và sức khỏe răng miệng kém nói chung cũng có thể ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể. Nghiên cứu liên kết chỉ rõ nha chu làm tăng nguy cơ đau tim, đột quỵ hoặc bệnh phổi.

Phụ nữ có thai có thể có nhiều khả năng sinh non hoặc trẻ sơ sinh có cân nặng lúc sinh thấp hơn là phụ nữ với nướu răng khỏe mạnh.

Tiểu đường làm tăng nguy cơ bị bệnh nha chu và các nhiễm khuẩn khác. Ngược lại, nhiễm khuẩn ở miệng khiến khó kiểm soát nồng độ đường máu hơn.

Nếu bạn bị viêm lợi nặng và có vấn đề về phổi, hít vi khuẩn từ miệng vào trong phổi có thể dẫn đến viêm phổi.

Cách phòng bệnh viêm lợi

– Vệ sinh răng miệng tốt hàng ngày là cách phòng ngừa hiệu quả
– Chải răng đúng cách.
– Súc miệng nước muối hàng ngày vào buổi sáng và tối trước khi đi ngủ.
– Dùng chỉ tơ nha khoa làm sạch kẽ răng ít nhất một lần một ngày.
– Ăn uống đầy đủ vitamin và dưỡng chất.
– Khám nha khoa 6 tháng một lần.

Theo Phạm Minh/VnMedia.vn

0--1

Liên hệ xóa tin: [email protected]