Những điều cần biết về giấc ngủ của trẻ sơ sinh

(Webphunu.net) - Sau khi bé yêu ra đời, bạn sẽ ngạc nhiên vì bé ngủ quá nhiều hoặc đang ngủ lại giật mình tỉnh giấc và khóc váng nhà... Còn rất nhiều điều khác liên quan đến giấc ngủ của bé đấy nhé.

15.6214

Trẻ sơ sinh ngủ nhiều 

 
Trẻ sơ sinh từ khi sinh ra hầu như ngủ suốt ngày và chỉ thức dậy mỗi khi bú sữa, thường ngủ từ 14 đến 18 giờ  mỗi ngày trong tuần đầu tiên, và vào thời điểm trẻ được một tháng tuổi sẽ ngủ từ 12 đến 16 giờ  mỗi ngày. Tuy nhiên, hầu hết trẻ đều không chịu nằm ngủ quá 2 – 4 giờ mỗi giấc ngủ, bất kể ngày hay đêm.
 

Thay đổi thời gian ngủ theo độ tuổi

 
Vào tuần thứ 6 – 8, hầu hết trẻ bắt đầu ngủ trong khoảng thời gian ngắn hơn vào ban ngày và kéo dài hơn vào ban đêm
 
Vào khoảng 3 – 6 tháng, hầu hết trẻ đều có thể ngủ một mạch đến sáng (không có nghĩa là trẻ ngủ tám tiếng mỗi đêm, nhưng thường thường trẻ ngủ khoảng sáu tiếng và kéo dài đến sáng).
 
Một số trẻ sơ sinh có thể ngủ dài hơn vào ban đêm khi vừa được sáu tuần tuổi, ngược lại, nhiều trẻ đến 5 – 6 tháng vẫn tiếp tục tỉnh giấc giữa đêm. Điều này là tùy thuộc vào từng trẻ cũng như thói quen chăm con của các mẹ.


Trẻ sơ sinh thường ngủ khá nhiều và chỉ thức dậy lúc đói
 

Giấc ngủ ban đêm giúp trẻ phát triển

 
Giấc ngủ rất quan trọng đối với sự phát triển của trẻ, trẻ càng nhỏ càng cần được ngủ ngon, ngủ đủ giấc. Khoa học đã chứng minh vào thời điểm 23 giờ hàng đêm, lúc trẻ ngủ sâu, hócmôn tăng trưởng sẽ được phóng thích, trẻ phát triển chiều cao tốt hơn. Ngược lại, nếu rối loạn giấc ngủ vào ban đêm, trẻ không chỉ chậm lớn mà còn hay quấy khóc, về lâu dài sẽ ảnh hưởng đến sức khoẻ của trẻ. Chính vì vậy, các mẹ cần thay đổi thói quen sinh hoặc cho bé nếu bé ngủ ngày thức đêm.
 

Cách thiết lập thói quen ngủ cho trẻ

 
Dạy trẻ biết phân biệt ngày và đêm bằng cách là khi bé tỉnh vào ban ngày, hãy cố gắng tác động đến bé càng nhiều càng tốt. Ví dụ như: mở cửa ra cho ánh sáng vào phòng, không cần để ý đến việc giảm thiểu tiếng ồn thường xuyên vào ban ngày như tiếng điện thoại, tivi, … nếu bé định ngủ trước giờ ăn, hãy đánh thức bé dậy. 
 
Ngược lại, vào ban đêm, không nên chơi với bé khi bé tỉnh giấc, giữ ánh sáng và nhiệt độ trong phòng thấp, không nên nói chuyện với con quá nhiều. 
 
Cứ như vậy một thời gian dài, bé sẽ tự nhận ra rằng ban đêm là để ngủ. Trước khi bé ngủ, mẹ có thể hát một bài hát ru và hôn chúc bé ngủ ngon để hình thành thói quen, khi mẹ hát ru là đến giờ đi ngủ cho bé.


Ngủ đủ và sâu giấc giúp trẻ phát triển tốt nhất cả thể lực và trí lực
 

Nên cho bé ngủ riêng

 
Các mẹ nên cho bé ngủ trong nôi hay giỏ mây được đặt trong phòng ngủ của bố mẹ hoặc nôi ngủ chung giường gắn vào bên cạnh giường ngủ của vợ chồng bạn cho đến khi bé được 6 tháng tuổi. Cách này giúp mẹ vừ có thể cho bé ngủ riêng vừa giúp bé được an toàn hơn là để bé ngủ một mình trong phòng riêng của bé.
 
Các mẹ cũng không nên cho bé ngủ trên giường của bố mẹ vì với các bé dưới 8 tháng tuổi ngủ trên giường người lớn thay vì nôi của bé có nguy cơ bị ngộp thở hoặc mắc kẹt giữa tường và nôi gấp 40 lần.
 

Khắc phục chứng "bẹp đầu" cho trẻ

 
Nhiều trẻ phải nằm nhiều dẫn đến "bẹp đầu" mà dân gian vẫn hay gọi là đầu cá trê, cá chốt. Để tránh điều này, các mẹ nên thay đổi vị trí và tư thế ngủ cho bé. Tránh để bé nằm lâu trên bất kỳ mặt phẳng nào có thể gây chứng "bẹp đầu", kể cả nôi di động, xích đu, giỏ đựng hay xe đẩy. Đồng thời thay đổi vị trí cho bé trong suốt cả ngày để bé ngủ ở nhiều tư thế sẽ tốt hơn. Các bác sỹ cũng khuyên khi trẻ bắt đầu cứng cổ, các mẹ có thể dành nhiều thời gian để bé nằm sấp khi bé tỉnh giấc. 
 

Hãy cho bé ngủ một mình trong nôi riêng của bé
 

Chiêu giúp bé ngon giấc

 
- Tạo thời khóa biểu và giúp bé thức - ngủ theo thời khóa biểu đó.
 
- Không cần dỗ dành ngay khi bé vừa thức giấc, bạn hãy coi việc tỉnh giấc của trẻ là hoàn toàn bình thường. Nếu bé có la khóc, bạn cũng không việc gì phải hấp tấp. Vì thường thì do vẫn còn chịu ảnh hưởng của giấc ngủ, bé sẽ dịu lại và ngủ thiếp đi. Tuy nhiên, nếu bạn cảm thấy cần phải đến xem bé ra sao, thì hãy đến thủ thỉ nhẹ nhàng để trấn tĩnh bé, chứ đừng bật đèn cũng như ẵm bé lên tay ngay.
 
- Sau khi bé đã ngoài 6 tháng tuổi, các mẹ đừng nên cho bé ăn trước hoặc sau khi vừa ngủ dậy, điều này sẽ tạo thành thói quen xấu cho bé. n uống vào mọi lúc sẽ kéo theo sự tiêu hóa thức ăn vào mọi thời điểm và như thế sẽ làm mất cân bằng việc bài tiết của các tuyến hormone, xáo trộn nhịp tim và chu kỳ nhiệt độ cơ thể của bé.
 
Tổng hợp


0--1

Liên hệ xóa tin: [email protected]