Những điều cần biết về sinh mổ

Ngày nay, phương pháp sinh mổ không còn lạ với các thai phụ. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều lời đồn xung quanh cách sinh phải đụng đến dao kéo này. Có nhiều thông tin khác nhau về chuyện sinh mổ. Hãy tìm hiểu!

0

Những thông tin sau sẽ giúp các thai phụ hiểu rõ hơn.

1. Sinh mổ không đau?

Có thể bạn nghe mọi người bảo sinh mổ chẳng hề đau đớn. Tỉnh dậy sau giấc ngủ mê, bạn sẽ thấy em bé bên cạnh.

Tuy nhiên khi sinh mổ, bác sĩ sẽ quyết định thai phụ được mổ gây mê hoặc tê. Nếu mổ gây mê, bạn sẽ không biết gì trong thời gian phẫu thuật. Trường hợp còn lại, bác sĩ sẽ gây tê ở tủy sống. Bạn rất tỉnh táo, có cảm giác cơ thể nhẹ tênh như quả bong bóng. Khi em bé ra đời, bạn được nhìn thấy con ngay.

Trong cả hai trường hợp, sản phụ được chuyển đến phòng hồi sức sau khi phẫu thuật. Khi thuốc tê bắt đầu hết tác dụng, bạn có cảm giác đau ở bụng.

2. Sinh mổ ít nguy hiểm hơn sinh thường?

Theo các bác sĩ sản khoa, sinh mổ là quá trình đại phẫu. Sản phụ có nguy cơ nhiễm trùng, đau bụng cao hơn sinh thường. Các bà mẹ phải nằm viện 5 - 7 ngày sau mổ để bác sĩ theo sõi, tiêm kháng sinh, thuốc giảm đau nhằm tránh nhiễm trùng đường mổ, ứ sản dịch trong lòng tử cung.

Sau khi mổ khoảng 24 giờ, sản phụ phải đi lại nhẹ nhàng để không bị dính ruột. Lúc đầu, bạn sẽ có cảm giác đau, đặc biệt ở vết mổ, nhưng sau sẽ giảm dần.

3. Phụ nữ không thể sinh mổ quá hai lần?

Thực tế, bạn có thể sinh mổ ba hoặc bốn lần. Tuy nhiên, các bác sĩ sẽ gặp khó khăn nhiều hơn khi mổ trên vết cũ.

Sinh mổ lần đầu thường mất 30 phút. Nhưng thời gian thực hiện phẫu thuật cho sản phụ sinh mổ lần hai có thể mất khoảng một giờ.

Ngoài ra, cơ thể sẽ có nhiều sẹo hơn, gây mất thẩm mỹ. Sinh nhiều con đòi hỏi trách nhiệm của người làm bố, mẹ nặng nề hơn.

4. Không thể mang thai trong một năm sau khi mổ?

Nếu mang thai trong thời gian này, vết mổ cũ có nguy cơ tổn thương do sự phát triển của bào thai mới.

Nguy cơ toạc vết mổ cũ sẽ tăng nếu bạn tiếp tục mang thai sau khi sinh khoảng sáu tháng.

5. Cách sinh này có thể giúp phụ nữ bảo vệ vùng chậu?

Sinh mổ có thể giúp thai phụ tránh những tổn thương ở vùng tam giác, không bị rạch tầng sinh môn.

Tuy nhiên, vùng khung xương chậu vẫn chịu những tác động của trọng lượng bào thai. Do đó, cần tích cực bảo vệ, củng cố sàn khung chậu bằng các bài tập thể lực trong quá trình mang thai và sau khi sinh.

6. Thai phụ có thể tự quyết dịch cách sinh mổ cho mình?

Thông thường, bác sĩ sản khoa khuyến khích bạn nên sinh theo cách tự nhiên. Bác sĩ sẽ chỉ định cho sinh mổ trong một số trường hợp như thai nhi lớn, dị tật khung chậu, thai ngược, tiền sản giật...

7. Không thể sinh thường sau lần sinh mổ?

Nếu từng sinh mổ, bạn vẫn có thể sinh tự nhiên ở lần mang thai tiếp theo.

Nhiều người lo ngại nếu lần đầu sinh mổ, lần sau sinh thường, vết mổ sẽ rách, gây chảy máu nhiều hơn. Thế nhưng, trường hợp này rất hiếm khi xảy ra.

Khi đến giờ G ở lần sinh tiếp theo, bạn có thể nhờ bác sĩ kiểm tra xem có đủ khả năng sinh tự nhiên không.

Theo Tiếp thị Gia đình

0--1

Liên hệ xóa tin: [email protected]