Những điều cần làm sau đột quỵ

15.6126

Hầu như ai đã từng bị đột quỵ đều phải gánh những di chứng nặng nề, tuy nhiên người bệnh vẫn có thế vượt qua nếu có phương pháp điều trị cũng như lối sống thích hợp.

Ảnh minh họa

Đột quỵ hay tai biến mạch máu não là một bệnh lý gây ra do tổn thương mạch máu tại não. Theo phân loại quốc tế, bệnh tai biến mạch máu não gồm hai thể chính:

– Nhồi máu não hay thiếu máu não cục bộ là do lòng mạch máu não bị nghẽn, bít tắc hoặc thắt hẹp (chiếm tỷ lệ đa số là 87%).

– Chảy máu não là do mạch máu não bị vỡ, thường nơi vỡ là các phình động mạch (3%), mạch máu dị dạng hoặc do rối loạn yếu tố đông cầm máu.

Đột quỵ có thể là một biến chứng từ các rối loạn trên, đặc biệt là với những người có sẵn bệnh lý tăng huyết áp, đái tháo đường hoặc rối loạn chuyển hóa lipid (tăng mỡ máu)…

Điều cần làm sau đột quỵ

Theo BS CK1, Nguyễn Văn Tuấn (Khoa Đột quỵ, Viện Quân y 103, Hà Nội): Chúng ta có thể phòng tránh đột quỵ bằng cách tìm ra nguyên nhân cụ thể như do mạch máu, do tim có tổn thương hay các bệnh lí về máu, từ đó để tìm cách phòng ngừa như kiểm soát huyết áp, có lối sống cũng như sinh hoạt lành mạnh, hợp lí.

Nhưng nếu không may bạn đã bị đột quỵ thì một số cách sau sẽ có thể giúp bạn nhanh chóng phục hồi sau tai biến dựa vào cách kích thích não bộ tự tái tổ chức cấu trúc bị tổn thương, từ đó bạn tìm lại toàn phần hoặc một phần các chức năng, đồng thời cũng để hạn chế sự tái phát trở lại.

– Nếu nguyên nhân cơn đột quỵ của bệnh nhân là do cao huyết áp thì người nhà nên nhanh chóng đưa người bệnh đến ngay cơ sở y tế gần nhất. Người nhà tuyệt đối không được cạo gió đánh gió cũng như không nên uống nước chanh, nước gừng vì dễ gây ngạt đường thở hay làm tăng huyết áp và làm bệnh tình thêm nguy hiểm…

– Người bệnh có thể tự phát hiện kịp thời dấu hiệu của đột quỵ thông qua triệu chứng như: đau đầu đột ngột, có dấu hiệu nôn, nói khó, méo miệng, nhíu lưỡi, liệt nửa người, co giật, rối loạn ý thức hay thậm chí rơi vào tình trạng hôn mê. Khi gặp trường hợp này, tốt nhất nên đến trung tâm y tế nơi gần nhất để được cấp cứu kịp thời.

– Nếu người bệnh bị ngã thì nên để họ nằm yên một chỗ, nếu nôn thì nằm nghiêng, tránh để người bệnh bị sặc vào đường hô hấp, nếu co giật thì để một chiếc đũa ngang miệng, không để họ có cắn vào lưỡi và sau đó nhanh chóng đưa tới cơ sở y tế để có hướng điều trị kịp thời hiệu quả.

– Bệnh nhân và gia đình cần tuân thủ những hướng dẫn của bác sĩ, điều dưỡng về cách thức vệ sinh, chế độ ăn uống… Bệnh nhân phải cai rượu, thuốc lá, tăng cường mức độ luyện tập và hoạt động, uống thuốc đúng theo đúng sự chỉ định của bác sĩ. Luôn có thái độ sống tích cực, lạc quan và thư thái… sẽ hạn chế được bệnh tái phát.

– Kết hợp các phương pháp có lối sống lành mạnh, các bài tập thể dục nhẹ nhàng nhanh chóng hồi phục khả năng vận động. Chế độ dinh dưỡng hợp lí cũng rất phù hợp giúp người bệnh nhanh chóng hồi phục như thực phẩm phải dễ tiêu hóa, không dùng các thực phẩm lên men, các thực phẩm mang tính kích thích. Chế độ ăn giảm muối và nước, thực phẩm nên giàu calci.

BS CK1, Nguyễn Văn Tuấn
Khoa Đột quỵ, Viện Quân y 103

Theo Linh Trần/Suckhoegiadinh.com.vn

0--1

Liên hệ xóa tin: [email protected]