1. “Tôi cứ tưởng là…”
Bạn “tưởng là…” nghĩa là bạn không biết, bạn không quan tâm nhiều đến công việc mà mình đang phỏng vấn. Nhà tuyển dụng sẽ không hài lòng khi bạn thốt ra câu này. Do vậy, dù có ngạc nhiên hay bất ngờ trước câu nói của nhà tuyển dụng, bạn cũng không nên thể hiện ra một cách quá lộ liễu mà hãy bình tĩnh giải quyết vấn đề, trả lời câu hỏi một cách tự tin nhất có thể.
2. “Thật ra thì…”, “Thật sự thì…”
Khi nói câu này, nhà tuyển dụng sẽ có cảm giác những lời nói của bạn từ lúc đầu là không thật, rằng bạn đã nói dối.
3. “Công ty cũ có nhiều điểm không tốt”
Trong buổi phỏng vấn,nếu bạn nói xấu công ty cũ nghĩa là bạn đang “tự đào hố chôn mình” đó. Nhà tuyển dụng chắc chắn lo ngại nếu phải tuyển một người nói xấu về công ty cũ, người hay than vãn. Hoặc chẳng may, sếp công ty cũ quen biết với người đang phỏng vấn bạn thì bạn lại càng mất điểm, mất cơ hội. Nếu thật sự bạn có điều không hài lòng về công ty cũ của mình, thì tốt nhất cũng nên im lặng.
4. “Tôi luôn được cấp trên đánh giá cao”
Hãy đưa ra những bằng chứng để chứng tỏ rằng bạn đã làm được gì trong công ty cũ, bạn đã đóng góp những gì. Nhà tuyển dụng không thích những người chỉ nói suông.
5. “Kỹ năng làm việc nhóm của tôi rất tốt”
Kỹ năng đó là gì? Bạn đã làm gì khi hoạt động nhóm? Bạn cần giải thích cụ thể cho nhà tuyển dụng rõ về vị trí, nhiệm vụ của bạn trong nhóm là gì. Đừng nên nói chung chung quá, sẽ khó thuyết phục được nhà tuyển dụng.
6. “Ưu điểm của tôi đó là giải quyết vấn đề rất nhanh chóng”
Đây là một cuộc phỏng vấn, nhà tuyển dụng cần biết bạn làm được gì, những công việc bạn đã làm trong công ty cũ là gì. Do đó, bạn nên cụ thể hóa những việc làm của mình ra. Không nên sử dụng kiểu câu chung chung, vừa không tạo được ấn tượng cho nhà tuyển dụng vừa làm nhà tuyển dụng nhàm chán và không thuyết phục được họ.