Những điều không nên trong hôn nhân

Thực tế, có rất nhiều hành động sẽ ảnh hưởng có hại đến vùng trời bình yên trong nhà bạn. Ví dụ "Em mới là người đúng". Vợ chồng luôn cãi nhau vì những chuyện nhỏ nhặt, rồi sẽ có lúc dẫn đến cãi nhau to. Nguyên nhân chỉ vì cả hai đều cảm thấy mình đúng, họ chuẩn bị chiến đấu đến khi kết thúc hôn nhân mới thôi.

15.5939

Để khắc phục điều này, có lẽ bạn cần phải luyện tập: Hai người sẽ nắm lấy tay nhau, chuẩn bị dùng sức kéo. Khi kéo hai bên cần nói "Em (anh) mới là người đúng". Cứ như vậy vài phút. Bài tập này mục đích để hai người hiểu rằng, cãi nhau vì một chuyện vớ vẩn thật ngu xuẩn!

Hay so đo tính toán: Các ông chồng thường than thở là mình không thể chịu nổi các bà vợ nữa vì họ luôn so đo tính toán, ngay cả trong quan hệ vợ chồng cũng vậy.

Việc này sẽ khiến cho người bạn đời cảm thấy đang ở trong trạng thái cạnh tranh nên luôn bị động. Nếu quan hệ vợ chồng thiếu công bằng thì có thể trao đổi, bàn bạc chứ không nên cạnh tranh. Làm như vậy sẽ tăng cường được tình cảm vợ chồng.

Đấu tranh theo cách tiêu cực: Lấy chồng được 5 năm, Thanh thấy cuộc hôn nhân đã sắp đi đến hồi kết thúc, không thể trò chuyện gì được với chồng. Khi đang yêu, cô biết anh là người ít nói, như vậy là cẩn trọng, là thâm trầm. Nhưng bây giờ thì cô đã thấy mình nhầm. Có xảy ra mâu thuẫn thì anh ấy cũng giả vờ như không có gì.

Thích bới bèo ra bọ: Bạn cũng thử nghĩ xem mình có thích bới bèo ra bọ không? Hãy nêu 5 việc anh ấy làm khiến bạn bực mình và 5 việc anh ấy khiến bạn thích. Bạn thấy nêu cái gì dễ hơn? Những gì bạn hay nói đến? Việc gì quan trọng, ảnh hưởng đến hôn nhân của hai người? Những vấn đề này sẽ cho bạn biết: Không nên quanh quẩn với những vấn đề vụn vặt, mà hãy dồn sự chú ý vào những việc củng cố hôn nhân vững chắc hơn.

Gây tổn thương: Khi cãi nhau, ánh mắt bạn rất dữ dội, ăn nói mạnh bạo và có phần độc ác. Những lời nói này luôn làm tổn thương nặng nề hôn nhân của hai người, đem đến sự đau khổ và sợ hãi. Có thể lời nói độc ác này có hiệu quả trong thời gian ngắn nhưng lại phá hoại nghiêm trọng cuộc sống hôn nhân. Mắc sai lầm thì dễ nhưng bù đắp, sửa chữa sai lầm mới khó.

Không biết tha thứ: Bạn nhận lời xin lỗi nhưng không có nghĩa là bạn đã thực sự tha thứ cho đối phương. Chính điều này đã gây ức chế và khiến bạn đau khổ, tức giận. Luôn nghĩ đến việc đó chỉ khiến chuyện bé xé ra to, khiến sai lầm đơn giản thành phức tạp, khiến hôn nhân rơi xuống vực thẳm.

Quá trống rỗng: Bạn lúc nào cũng dính với chồng như keo. Bạn muốn được cùng chồng làm mọi việc, như đi dạo phố, mua sắm, thăm bạn bè, thậm chí là đi cắt tóc gội đầu... Nếu không có chồng ở bên bạn sẽ liên tục gửi tin nhắn, gọi điện để cho anh biết mình đang làm gì và muốn biết chồng đang làm gì.

Nếu bạn thấy không an toàn, muốn được dựa dẫm ở chồng thì trái tim bạn đã hoàn toàn trống rỗng. Chỉ có bạn mới khiến cho trái tim bạn phấn chấn được. Để bạn đời làm cho cuộc sống của mình thực hơn là đúng nhưng trước hết bạn phải làm mình sống thực đã.

Vứt bỏ: Vấn đề hai vợ chồng thường mắc là một bên đã không còn sức để thay đổi thì liền để mặc sự việc phát triển, không còn cố gắng nữa. Khi bạn vứt bỏ tất cả là bạn tin là mình vô dụng với tình trạng hiện nay. Thực ra con người có đủ khả năng thay đổi tình trạng này. Cần phải kiên cường nhìn thẳng vào vấn đề, không nên buông xuôi để rồi hôn nhân phải tan vỡ.

(Theo Thế Giới Phụ Nữ)

Gửi câu hỏi tư vấn tại đây hoặc về [email protected]
 
0--1

Liên hệ xóa tin: [email protected]