Những điều mẹ cần biết khi giúp con tập đi

Để quá trình tập đi của con dễ dàng hơn, mẹ có thể nên bắt đầu luyện tập cơ cho bé từ khi bé mới được vài tuần tuổi.

15.5981

Trong năm đầu tiên của mình, nhóc của bạn đang “bận” phát triển phối hợp nhiều kỹ năng và sức mạnh cơ bắp trong mỗi phần cơ thể của mình. Bé sẽ học cách ngồi , lật, bò trước khi chuyển sang đứng chựng và đứng được ở khoảng tháng thứ 9. Sau đó, bé bắt đầu chạy, để lại đằng sau gia đoạn chập chững đầu đời.

Vì vậy, mẹ đừng quá lo lắng nếu con của bạn mất thời gian lâu hơn một chút. Một số trẻ em thậm chí phải chờ cho đến khi 16-17 tháng tuổi mới biết đi, và điều này hoàn toàn bình thường.

“Quy trình” tập đi của con diễn ra như thế nào?

Nếu bé có thể giữ chân đứng thẳng, lúc lắc chân xuống và chống lên một bề mặt cứng với bàn chân của mình, cứ như thể bé bắt đầu đi. Đây là một hành động phản xạ, và bé sẽ chỉ làm điều đó trong một vài tháng.

Vào khoảng 6 tháng tuổi, bé sẽ bật lên bật xuống nếu bạn giữ bé đứng trên đùi của mình, và đây có thể trở thành một trong những hoạt động yêu thích của bé trong nhiều tháng trời. Nhờ “trò chơi” này, những cơ bắp ở chân của bé tiếp tục phát triển trong khi bé kiểm soát được việc lật, ngồi và bò.

9 tháng tuổi, bé sẽ bắt đầu để tìm ra cách để uốn cong đầu gối của mình và tìm cách để đứng thẳng trên đôi chân mình. 12 tháng tuổi, bé sẽ bắt đầu hành trình , di chuyển từ một cạnh của đồ nội thất đến vị trí tiếp theo nhờ hỗ trợ vịn, bám hoặc thậm chí có thể đi và đứng mà không cần hỗ trợ.

Mẹ có thể làm gì để giúp con tập đi?

Khi học cách tự kéo mình tự đứng lên, bé có thể cần một số giúp đỡ để tìm ra cách ngồi xuống. Nếu bé bị mắc kẹt và khóc, đừng chỉ đón bé và đặt bé xuống ngay mẹ ơi. Thay vào đó, bạn nên chỉ cho bé cách làm thế nào để uốn cong đầu gối để có thể ngồi xuống mà không bị ngã nhào, và để cho bé tự thử một mình.

Có thể khuyến khích bé đi bằng cách đứng hoặc quỳ trước mặt bé và khua tay hoặc có thể giữ cả hai bàn tay của bé và để cho bé bước về phía bạn. Bé chắc chắn sẽ thích thú với một món đồ linh tinh hoặc nhử bằng đồ chơi mà bé có thể giữ được khi bé bước đi. Mẹ nên chọn những món đường đồ chơi có tính ổn định và có một cơ sở mở rộng của việc hỗ trợ.


Lưu ý khi cho con tập đi

- Dìu, nâng đỡ bé đi từng bước một, nhưng không thúc đẩy hay kéo bé đi theo mình, dễ gây trật cổ tay hay xương vai bé. Bạn có thể quỳ gối trước mặt bé và đỡ bé bằng hai tay khi bé di chuyển trong nhà, khi bé đã đi thành thạo, bạn có thể dùng tay dắt bé đi.

- Khi bạn thay quần áo cho bé, hãy để bé đứng. Bé đứng nhiều sẽ chắc khỏe cơ, xương chân, là tiền đề rất tốt để tập đi.

- Nên lót sàn nhà bằng những miếng xốp, đệm để bước chân bé được vững hơn, không bị trơn trượt, đồng thời bảo vệ bé khi ngã.

- Khi bé biết đứng vịn tay vào đồ vật, bạn có thể huấn luyện bé vịn tay vào ghế, thành giường và bước từng bước, di chuyển từ ghế này sang ghế khác.

- Hạn chế bế bé, chỉ nên bế lúc cần thiết. Ngoài ra, bạn hãy để bé được tự do ngồi, nằm chơi. Những bé quen được bế bồng sẽ không thích tập đi nữa.

- Đề phòng những vật cao: Không bao giờ được để bé một mình trên giường, bàn hay những đồ nội thất cao khác trong nhà. Nên sử dụng dây đeo an toàn khi bé ngồi trên xe đẩy hoặc ghế dành cho bé. Tránh cho bé chơi một mình ngoài balcon. Dùng những thanh chặn cầu thang, chặn cửa cũng là cách giữ an toàn cho bé.

Nên đọc

Luôn chắc chắn rằng con bạn có một môi trường an toàn thoải mái để trẻ có thể rèn luyện những kỹ năng của mình. Tốt nhất, đừng rời mắt khỏi bé, dù chỉ trong 1 giây mẹ nhé!

Có nên cho con sử dụng xe tập đi?

Theo khuyến cáo của các chuyên gia nhi khoa ở Mỹ, việc cho trẻ sử dụng xe tập đi là điều không cần thiết. Các chuyên gia cho rằng, xe tập đi có thể cản trở quá trình phát triển cơ đùi của trẻ một cách tự nhiên, vì chúng tạo điều kiện cho trẻ dễ dàng di chuyển để đạt được những thứ bé muốn hoặc các chất độc mà một đứa trẻ bình thường sẽ không thể với được.

Khi nào bé nên mang giày?

Mang giày là cách đơn giản nhất để bảo vệ đôi chân nhỏ xinh của con. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, việc đi bằng chân đất sẽ giúp cải thiện sư cân bằng và phối hợp của bàn chân và các ngón chân. Việc mang giày sẽ không giúp trẻ có thể đi lại nhanh chóng hơn. Vì vậy, mẹ nên “tạm hoãn” thời gian cho bé mang giày, và đợi cho đến khi con có thể đi vững vàng.

Thùy Linh

Theo GĐVN

0--1

Liên hệ xóa tin: [email protected]