Những điều mẹ nên biết khi chăm sóc trẻ mọc răng

Trong giai đoạn mọc răng, trẻ sẽ rất đau đớn và có những dấu hiệu như bị sốt hoặc tiêu chảy nhẹ. Đây thực sự là giai đoạn khó khăn của bé, vậy làm thế nào để giúp bé vượt qua giai đoạn khó khăn này?

15.5748

Khoảng từ tháng thứ 3 đến 12, răng của bé sẽ bắt đầu nhú lên và gây ra những khó chịu cho bé như ốm sốt, quấy khóc, trằn trọc vào ban đêm.

Khi em bé nhà bạn mọc chiếc răng đầu tiên, bạn có thể bị bất ngờ vì trẻ không có dấu hiệu nào trước đó. Nhưng sau đó, các dấu hiệu sẽ xuất hiện nhiều hơn như trẻ chảy nhiều dãi, tỉnh ngủ vào ban đêm và bị sốt cao. Việc phát hiện ra trẻ mọc răng và chăm sóc sức khỏe của trẻ giai đoạn này là rất quan trọng mà các mẹ cần thực hiện.

Khi nào trẻ bắt đầu mọc răng?

Hầu hết trẻ sơ sinh đều mọc răng trong vòng 7 tháng đầu tiên, trong khi đó một số trẻ nhú răng sữa ngay từ 3 tháng, hoặc có trẻ lại mọc răng muộn ở tháng thứ 12.

Dấu hiệu trẻ mọc răng

Chảy nước dãi

Khi mọc răng, trẻ thường chảy rất nhiều dãi. Thời gian đó là vào khoảng tuần thứ 10 của trẻ. Nếu bạn thấy khăn hoặc áo của trẻ bị ướt bởi dãi quá nhiều, hãy lưu ý đến dấu hiệu này.

Phát ban ở khu vực miệng

Trong giai đoạn mọc răng, lượng nhớt dãi chảy ra nhiều có thể khiến da miệng, cằm và thậm chí là cổ của trẻ bị nứt nẻ, mẩn đỏ. Để phòng ngừa phát ban, mẹ cần cho trẻ đeo khăn quàng cổ để thấm dãi đồng thời bôi phấn rôm và kem dưỡng ẩm của trẻ em nếu cần thiết để bảo vệ da.

Ho

Trẻ có thể ho trong giai đoạn mọc răng và mẹ thường nhầm dấu hiệu này với dấu hiệu của cảm lạnh, cúm hoặc dị ứng. Cắn, nhay đồ vậtTrẻ cũng có xu hướng thích cắn và nhay đồ vật khi đang mọc răng do áp lực từ răng đâm qua nướu khiến bé cảm thấy khó chịu. Do đó, trong giai đoạn này, trẻ thường hay tìm bất cứ đồ vật gì ở gần chúng để đút vào miệng và nhay, cắn.

Khóc

Mọc răng đi kèm với sự khó chịu, sốt cao nên trẻ thường biểu lộ những khó chịu của chúng bằng cách khóc quấy, đặc biệt là vào ban đêm.

Kéo tai, bứt má

Sự khó chịu trong giai đoạn mọc răng khiến trẻ muốn tìm cách giảm bớt sự khó chịu bằng cách động chạm vào những khu vực có nhiệt độ cao gần khu vực mọc răng như má và tai.

Cách giúp trẻ giảm bớt khó chịu trong giai đoạn mọc răng


Có thể làm dịu sự khó chịu cho trẻ tạm thời bằng cách cho một vật nhẹ, mềm để trẻ cắn lên (như vòng mọc răng, ngậm núm vú giả bằng cao su). Nếu cảm thấy trẻ bị đau dữ dội gây khó khăn cho việc ăn uống và sinh hoạt của trẻ, phụ huynh nên đưa trẻ đến khám và tư vấn bác sĩ chuyên khoa răng - hàm - mặt để được chữa trị tốt hơn.

Nếu trong thời gian mọc răng sữa, trẻ sốt cao 38,5 độ C trở lên và đau nhiều, có thể dùng paracetamol để hạ sốt và giảm đau, liều lượng 10-15 mg/kg cân nặng, cứ 4 - 6 giờ cho uống một lần. Không được để trẻ sốt quá cao. Nếu trẻ sốt nhẹ hơn thì không cần uống thuốc hạ sốt, chỉ cần lau ấm cho trẻ và cho uống thêm nước.

Trẻ mọc răng thường chảy nước miếng nhiều, thường đưa tay vô miệng cắn hoặc dùng lưỡi liếm vùng nướu phía trước. Cần chú ý giữ vệ sinh răng miệng cho trẻ thật tốt. Thường xuyên lau sạch nước miếng chảy quanh miệng trẻ bằng khăn mềm sạch, làm sạch nướu sau khi cho trẻ bú hoặc ăn. Dùng một miếng gạc hoặc vải mềm nhúng nước sạch quấn quanh ngón tay lau thật nhẹ nhàng. Nên cho trẻ uống nước lọc sau khi bú hoặc sau khi cho trẻ ăn.

Chú ý cho trẻ uống nhiều nước. Điều này đặc biệt quan trọng vì tiêu chảy nhiều khiến trẻ dễ mất nước. Nên cho trẻ ăn các thức ăn lỏng, mềm để trẻ ăn uống dễ dàng hơn, thức ăn quá nóng hay quá lạnh đều không có lợi cho sự phát triển của răng trẻ. Ngoài ra cũng cần bổ sung thêm cho trẻ hàm lượng canxi trong thành phần các bữa ăn hàng ngày.

Tuổi mọc răng

Nên đọc

Trẻ từ 6 tháng tuổi đã bắt đầu mọc răng sữa. Chiếc đầu tiên là răng cửa giữa, hàm dưới. Thời kỳ mọc răng sữa của bé bắt đầu trong khoảng từ 5 tháng đến 8 tháng tuổi. Không có mốc chuẩn cụ thể nào qui định cho thời gian mọc răng sữa của trẻ, một số trẻ mọc sớm lúc 3 – 4 tháng tuổi; có trẻ mọc răng lúc 6 – 7 tháng tuổi và một số trẻ có thể muộn hơn.

Việc mọc răng nhanh hay chậm vài tháng là điều hoàn toàn bình thường. Thậm chí, có trẻ sinh ra đã có sẵn 1 hoặc 2 chiếc răng rồi gọi là “răng sơ sinh”. Giới hạn của tuổi mọc răng đầu tiên là từ lúc sinh tới 1 tuổi. Răng đầu tiên trung bình mọc vào 6 – 8 tháng tuổi. Hai răng cửa hàm dưới sẽ mọc đầu tiên; sau đó các răng khác sẽ tuần tự mọc.

Hai răng hàm thứ hai của hàm trên sẽ là những răng mọc cuối cùng. Răng thường mọc theo từng cặp, cụ thể như răng nanh hàm dưới ở bên phải và bên trái sẽ mọc cùng lúc. Răng hàm dưới thường mọc sớm hơn răng tương ứng ở hàm trên.

Bộ răng sữa của trẻ gồm có tất cả 20 răng, 10 ở hàm trên và 10 ở hàm dưới.

Thùy Linh

0--1

Liên hệ xóa tin: [email protected]