Những điều nên làm khi vượt cạn

Bà bầu đừng quên bổ sung những tuyệt chiêu này vào kho tàng kiến thức của mình trước khi vượt cạn nhé.

15.6299
Quá trình vượt cạn được chia thành 3 giai đoạn chính (giai đoạn 1: tính từ khi bắt đầu có cơn đau cho đến khi tử cung mở khoảng 4cm; giai đoạn 2: khi tử cung đã mở khoảng 7cm và có cảm giác buồn đi ngoài; giai đoạn 3: Tử cung mở hoàn toàn, có cảm giác như đang đi đại tiện) và bạn đã biết nên làm gì ở từng giai đoạn này để sinh nở dễ dàng nhất chưa?

Giai đoạn 1

- Bà bầu nên thay đổi tư thế, thử tìm các tư thế giúp bạn cảm thấy dễ chịu hơn tuỳ theo độ xuống thấp của đầu thai nhi; khi đau tốt nhất nên hít thở thật sâu và đều. Nếu cố chịu đau sẽ khiến cơ thể trở nên cứng nhắc, không linh hoạt và sẽ có cảm giác đau hơn.

- Nên hít sâu và thở ra sẽ giúp sản phụ có cảm giác bớt đau. Lấy tay xoa nhẹ, mát-xa lên những chỗ bị đau cũng là cách khiến sản phụ thấy dễ chịu hơn.

- Nên đặt túi chườm ấm lên vùng lưng, làm ấm cơ thể cũng có tác dụng làm giảm bớt cơn đau.

- Nếu cuộc sinh nở diễn ra vào ban ngày thì cố gắng ngồi dậy bởi vì trong lúc đau, tử cung sẽ co thắt theo kiểu một phần hướng về phía trước, một phần hướng xuống dưới, vì thế giữ cho cơ thể hơi nghiêng về phía trước không chỉ có tác dụng giảm đau mà còn giúp các bắp thịt được thả lỏng. Nếu bạn sinh vào ban đêm thì có thể nằm nghiêng sang một bên, tư thế này cũng giúp làm giảm đau hiệu quả.

Giai đoạn 2

Dùng sức khi cổ tử cung chưa mở hết không những có thể làm tổn thương đến tử cung mà còn làm sản phụ bị mất sức.

- Hít thở sâu và chậm. Nếu không có thể hít thở liên tục theo kiểu hơi thở gấp và ngắn.

- Ép hậu môn cũng có thể làm giảm đau lưng và vùng quanh hậu môn, có đấm nhẹ hoặc mát-xa vùng gần hậu môn để giảm đau, nên kết hợp với liệu pháp hô hấp, hít vào thở ra nhẹ nhàng trong khi lấy tay mát xa vùng quanh hậu môn.

- Có thể nằm xuống để tìm tư thế cảm thấy dễ chịu, tuy nhiên nên nằm nghiêng chứ không nên nằm thẳng.

- Giữa các cơn đau nên hít thở nhẹ nhàng.

Giai đoạn 3

- Khi rặn nên ngậm chặt miệng hoặc rên khe khẽ, nhất là khi đầu thai nhi đã lọt ra ngoài.

- Trên bàn đẻ, nên áp dụng tư thế cuộn người, nâng cao thân trên vì như thế sẽ tạo áp lực cho vùng bụng, tư thế giống như khi đang đi đại tiện, lúc này góc sản đạo ở vào tư thế thuận lợi cho cuộc vượt cạn.

- Sản phụ vừa rặn, vừa nâng thân trên theo tư thế cuộn người lại để tạo áp lực cho vùng bụng đồng thời tưởng tượng ra rằng âm đạo đang mở rộng, em bé đang được đưa ra ngoài. 

Với những chiêu nhỏ này, hy vọng tất cả mẹ bầu sẽ có một ca sinh nở tự nhiên hoàn hảo và an toàn nhất.

Theo Eva.vn

0--1

Liên hệ xóa tin: [email protected]