Những dụng cụ làm bánh không thể thiếu trong bếp

0

Để làm ra một chiếc bánh ngon, ngoài nguyên liệu thì chắc chắn dụng cụ làm bánh là một trong những thứ mà bạn cần phải chuẩn bị. Vậy hãy cùng Web nấu ăn điểm qua những dụng cụ làm bánh cơ bản dưới đây nhé!

>>

1. Dụng cụ làm bánh: lò nướng

Làm bánh cần phải nướng, cũng có những cách làm bánh không cần dùng tới lò, nhưng nếu có điều kiện mình khuyên các bạn nên mua một chiếc lò nướng bánh để có thể làm thật nhiều món ăn khác nhau hơn, không chỉ dành riêng cho việc nướng bánh. Chị em cần lưu ý một số điểm dưới đây khi chọn mua lò nướng cho gia đình nhé:

- Mua lò nướng dung tích vừa phải, không nên chọn lò quá lớn hay quá bé.

- Chọn lò có thanh nướng trên dưới, thêm 3 – 4 nấc để đặt được khay nướng ở những vị trí khác nhau.

- Lò có nút điều chỉnh thời gian và nhiệt độ đầy đủ (từ 250-300 độ C).

- Bạn nên lấy những lò nướng có thanh nhiệt trên dưới, thông thường là lò có dung tích 35-40 lít hoặc hơn.

- Để nhiệt độ của lò ổn định sau khi bật lò, chọn  mua loại có quạt gió tản nhiệt điều hòa khắp lò.

2. Dụng cụ làm bánh: máy đánh trứng

Máy đánh trứng là dụng cụ thứ 2 không thể thiếu sau lò nướng, hay còn được gọi là máy trộn. Máy đánh trứng có 2 loại khác nhau:

- Loại máy cầm tay (hand-mixer): với máy này thì sẽ có hai loại que kèm theo đó là que xoắn và que lồng. Que xoắn thì dùng để trộn bột, nhưng hơi khó sử dụng vì thông thường loại máy cầm tay công suất thấp trộn những khối bột dẻo quánh và đặc rất khó. Que lồng thì được dùng thường xuyên để đánh trứng, đánh bông kem tươi hay trộn bột.

- Máy đánh trứng để bàn (stand mixer):  máy không cần cầm tay mà có thể tự  đứng được. Kèm theo máy là que quay dẹt phẳng (đánh mềm bơ, trộn bột bánh qui, đánh bông lòng đỏ trứng…), phới lồng (dùng để đánh bông trứng, kem tươi…) và que xoắn (nhồi bột bánh mì).

- Máy đánh trứng cầm tay hay để bàn đều có công dụng giống nhau, nhưng với máy để bàn có công suất lớn hơn, bạn sẽ dễ dàng thao tác và tạo ta chất lượng sản phẩm cũng tốt hơn. Như chia sẻ kinh nghiệm của nhiều chị em phụ nữ khác, khi dùng máy để bàn  tiết kiệm thêm được thời gian, làm được thêm việc khác khi máy đánh trứng đang hoạt động.

Nếu “tài chính” cho phép, thì mình nghĩ bạn nên mua cả hai lạoi máy trên, vì nếu bạn muốn làm bánh với số lượng ít thì  máy nhỏ tiện hơn, nhưng làm số lượng nhiều thì máy để bàn sẽ chiếm ưu thế.

3. Dụng cụ làm bánh: dụng cụ đo lường

a. Cân

Làm bánh là một trong những món ăn cần phải có sự  chính xác tuyệt đối về tỉ lệ của các nguyên liệu. Do đó chiếc cân chắc chắn không thể thiếu để bạn có thể cân đo khối lượng các nguyên liệu khô một cách chuẩn nhất như bột mì, bơ, bột nở, socola, muối nở… Với dòng cân đồng hồ thì mình nghĩ bạn nên mua loại từ 3-5 kg sẽ đảm bảo độ chính xác cao hơn. Còn nếu như có điều kiện thì bạn nên mua cân điện tử, đong đếm chính xác đến 1g hoặc 0,1g.

b. Bộ thìa teaspoon, tablespoon đong theo đơn vị

Với các loại bánh mà công thức sử dụng nguyên liệu với số lượng rất ít như vani, baking soda, tinh dầu, bột nở… thì đơn vị để tính không phải là gr hay ml, mà thường là 1, ½, 1/4, 1/8, ¾ teaspoon hoặc tablespoon (bạn có thể quy đổi giữa 2 đơn vị này để tính, nhưng có thể sẽ thiếu chính xác và mất thời gian hơn).

Lưu ý nhỏ nè: teaspoon và tablespoon là đơn vị đong tiêu chuẩ, nên nhiều khi một số công thức làm bánh được dịch từ nước ngoài, thường ghi là muỗng canh (tablespoon) và muỗng cà phê (teaspoon). Bạn nên tránh hiểu hiểu lầm đây là muỗng ăn ở nhà hay nấu nhé. Vì đơn vị đúng ở đây vẫn là teaspoon và tablespoon. Cho nên bạn nên sắm ngay 1 bộ thìa này để không nhầm lẫn, giá cũng không mắc lắm đâu.

c. Cốc đong theo đơn vị oz hoặc cup

Những chiếc cup này có chia vạch, dùng để đong các nguyên liệu lỏng như nước, sữa, si-rô… Giống như  đơn vị ca của Việt nam. Những loại bánh của Mỹ thường sử dụng đơn vị cup hoặc oz thay cho gr hay ml, nên sử dụng các cup này sẽ mang lại thuận tiện hơn cho bạn.

4. Dụng cụ làm bánh: các dụng cụ khác

a. Âu trộn bột

Với mục đích sử dụng khác nhau bạn chọn cho mình những loại âu phù hợp. Có rất nhiều loại âu trộn bột có chất liệu, màu sắc, kiểu dáng đa đạng và phong phú.

Một lưu ý nhỏ cho chị em, là nên chọn loại âu inox khi làm bánh, vì nhẹ và cảm giác ăn toàn hơn loại thủy tinh rất nhiều. Nhưng nếu bạn trộn bột nhiều hay ủ bột trong lò vi sóng thì loại âu bằng thủy tinh sẽ thích hợp hơn. Đối với các loại âu bằng nhựa thì nên hạn chế sử dụng, bởi rất khó rửa sạch dầu mỡ.

Để tránh khi đánh các chất lỏng bị bắn ra ngoài, chị em nên chọn mua loại âu thành cao và lớn, cao khoảng 15-20cm, đường kính miệng khoảng 20-30cm là vừa.

b. Phới trộn bột (Spatula)

Dụng cụ này có thể là silicon hoặc nhựa, nhìn giống chiếc xẻng, sử dụng phới trong việc làm bánh sẽ giúp bạn trộn bột tốt hơn. Và  còn giúp vét đáy và thành sạch gọn.

c. Phới lồng (whisk)

Loại này dùng để trộn nguyên liệu, nhất là các nguyên liệu nhẹ như trứng đánh bông, kem tươi… Dù bạn đã có máy trộn thì vẫn không thể thiếu dụng cụ này trong nhà bếp đâu nhé!

Có hai loại phới lồng: sauce whisk (2) và ballon whisk (1). Hai loại này có công dụng và hình dáng khác nhau, với Sauce whisk làm bằng sợi kim loại dầy, hình dáng dài và cứng, dùng để trộn các loại bột. Còn ballon whisk thì mỏng hơn và có hình tròn. Sauce whisk dùng để khuấy các hỗn hợp không cần quyện bọt khí như trộn các loại bột với nhau, dùng để đánh bông kem tươi hoặc trứng.

d. Thìa gỗ

bạn có thể không cần mua loại thìa này, nhưng nó cũng khá tiện cho bạn khi quấy các nguyên liệu, nấu các loại kem, nấu các loại sốt, quấy bột su kem…

e. Rây lưới

Để giúp bột làm bánh được mịn, không vón cục và tơi xốp thì bạn dùng rây lưới rất thích hợp. Có 2 loại rây: có tay cầm và không có tay cầm.

f. Chày cán bột

Các loại chày cán bột có kích thước khác nhau, tùy mục đích sử dụng bạn chọn cho mình loại chày cán bột làm từ sillicon hay là nhựa dẻo. Có một số loại còn in hoa văn, khi lăn qua sẽ có họa tiết trên bề mặt bột, để trang trí một số loại bánh. Với các loại bánh cơ bản thì cũng không cần dùng đến loại chày cán bột in hoa văn như vậy, loại bình thường là được.

Lưu ý, nếu dùng chày cán bột bằng gỗ thì bạn không được ngâm nước hay rửa bằng nước rửa. Để làm sạch, bạn chỉ việc cho ít bột phủ đều lên chày rồi lau lại bằng khăn sạch là được.

 

g. Giá để nguội bánh (cooling rack)

Bánh nướng xong, tránh để bị hấp hơi mặt dưới bánh, bạn dùng giá để nguội bánh, đặt bánh sau khi nướng cho bánh nguội , thoáng cả trên lẫn dưới mà không hấp hơi nước.

h. Giấy nến (parchment paper)

Loại giấy này có mục đích sử dụng là chống dính, dùng để lót khuôn bánh hay đáy thau khi làm bánh.

i. Đồng hồ hẹn giờ

Không cần thiết lắm, nhưng với  mình thì mình thấy khá hữu dụng, với chiếc đồng hồ này, bạn sẽ tránh trường hợp quên khi bạn làm nhiều thứ một lúc. Nhắc nhở bạn canh chỉnh thời gian trong quá trình làm bánh cho đúng.

5. Dụng cụ làm bánh: khuôn bánh

Có rất nhiều loại khuôn bánh: khuôn đề rời, khuôn đề liền, khuôn chống dính, khuôn không chống dính, khuôn có khóa… tùy theo loại bánh bạn làm mà sự dụng loại khuôn có hình dáng và chức năng phù hợp.

Phần 2 sẽ giới thiệu đến các bạn những dụng cụ làm bánh tiếp theo, mà bạn cần chuẩn bị để có thể làm ra những chiếc bánh ngon. Ở phần trước chắc bạn cũng đã nắm qua những dụng cụ cơ bản, phần này webnauan.com sẽ giới thiệu đến bạn những loại luôn làm bánh và các dụng cụ dùng để trang trí cho chiếc bánh thêm xinh xắn và hấp dẫn.

6. Dụng cụ làm bánh cơ bản: Các loại khuôn

a. Các loại khuôn cupcake và muffin

Hai loại bánh cupcake và muffin thực chất khá giống nhau về hình dạng tuy là 2 loại bánh. Do đó người ta sử dụng 1 loại khuôn để làm bánh này. Riêng khuôn silicon có thể gấp/ép lại để cất đi dễ dàng nên giá thành hơi cao, bù lại loại khuôn này có những ưu điểm là chống dính, sạch sẽ và tiết kiệm được diện tích…tiện lợi hơn cho bạn khi làm bánh.

Dòng khuôn mini, với bánh cupcake thì miệng khuôn có đường kính khoảng 3-4cm. Dòng khuôn thường, với bánh muffin miệng khuôn có đường kính lên tới 10cm, còn bánh cupcake đường kính miệng khuôn khoảng 7cm.

Khuôn muffin/cupcake liền

Bên cạnh đó, thì còn có loại khuôn làm bằng giấy hay còn gọi là cúp giấy/cốc giấy. Với chất liệu bằng giấy cứng thì bột không làm ướt và rách giấy, nên không cần dùng khuôn đỡ. Còn nếu chất liệu là giấy mềm thì phải cần khuôn đỡ để không bị rách.

Mách nhỏ cho chị em: để tránh tình trạng mua khuôn giấy không vừa với khuôn đơ, nhớ mang theo khuôn đỡ có sẵn ở nhà khi bạn chọn mua cup giấy.

Khuôn muffin/cupcake giấy

b. Loại kuôn Madeleine pan (khuôn bánh sò)

Cũng là loại khuôn liền, nhưng khuôn này được dùng để làm loại bánh sò. Khuôn có hình dạng trông như chiếc vỏ sò rất dễ thương.

c. Loại khuôn làm bánh ngọt

Hình dáng, kích thước của loại khuôn này khá là đa dạng, bạn có thể thoải mái lựa chọn. Loại khuôn này được dùng chung làm bánh gato hay bánh bông lan. Với nhu cầu bình thường của gia đình, không phải làm để sản xuất thì mình nghĩ 1-2 chiếc khuôn vuông, khuôn tròn cho là đủ cho việc nội trợ, làm ra những chiếc bánh ngon cho gia đình bạn.

Để khâu lấy bánh sau khi nướng được dễ dàng, bạn nên chọn mua những chiếc khuôn đáy rời (hình 1), tên tiếng anh là spring form pans, loại khuôn này có giá mắc hơn khuôn liền (hình 2). Ngoài ra nếu đã có dự định sẽ làm những loại bánh như cheese cake, mouse…bạn cần phải có chiếc khuôn rời mới có thể làm được.

Để kiểu bánh được đa dạng, bạn có thể sắm thêm những loại khuôn hình ngôi sao, trái tim, động vật… rất dễ thương.

d. Khuôn bánh mì

Loại khuôn khá thông dụng và không khó để mua ở các tiệm bán dụng cụ làm bánh. Khuôn có hình dáng chữ nhật, bạn có thể làm những chiếc bánh mì thơm ngon với các hương vị khác nhau: nho, dừa, chuối, pound cake…

e. Khuôn bánh pie, bánh tart

Chiếc khuôn làm bánh tart (hình 2) thường là loại đáy rời. Với kiểu dáng lượn sóng tại phần miệng khuôn. Có nhiều hình dáng cho bạn lựa chọn: hình tam giác, hình tròn, hình vuông…

Còn chiếc khuôn làm bánh pie (hình 1) thì thành khuôn thấp hơn so với khuôn bánh tart. Kiểu dáng thường là hình tròn, miệng khuôn kiểu đường viền lượn sóng hoặc có khi hơi loe.

f. Loại khuôn tube hữu dụng

Loại khuôn này có rất nhiều kiểu dáng đa dạng, nhưng phổ biến và được sử dụng nhiều nhất vẫn là hai loại khuôn Angel food (hình 1) và khuôn Bundt pan  (hình 2,3). Bánh chín nhanh hơn, nở đều hơn chính là ưu điểm của loại khuôn này. Nhờ thiết kế ống ở giữa.

Dòng khuôn Bundt thường sử dụng để nướng những loại bánh có độ béo cao như: butter cake, pound cake… hay gọi chung là bánh bundt.

Dòng khuôn angel food cake có hai loại để rời và khuôn liền. Thiết kế khuôn thành cao, ống nhỏ dùng để nướng các loại bánh như bánh angle food cake hay chiffon. Để bánh có độ bám và nở được tốt, khuôn này không có chống dính. Khi nướng bánh, bánh chín bạn chỉ cần úp ngược khuôn rồi đợi đến khi bánh nguội mới lấy bánh ra khỏi khuôn.

g. Loại khuôn Savarin

Giống như loại khuôn tube, thiết kế phần ống ở giữa nhưng thành khuôn thấp và ống của khuôn savarin to hơn nhiều.

h. Loại khuôn mousse ring

Loại khuôn này còn có một cái tên khá thú vị là ring. Vì hình dáng gần giống chiếc nhẫn nên khuôn còn được gọi như thế. Thiết kế khuôn không có đáy, hình tròn, vì hình dáng gần giống chiếc nhẫn nên khuôn còn được gọi như thế. Kích thước của khuôn có nhiều loại khác nhau: 5-10cm hoặc lớn hơn đều có, đường kính của khuôn mousse ring khoảng từ 18-23cm. Sử dụng khuôn để làm các loại bánh như tiramitsu, mousse… Các loại bánh khi làm chỉ cần chờ cho bánh đông, sau đó bạn rút phần vòng tròn gỡ khuôn ra rất dễ dàng.

i. Loại khuôn ramekin

Loại khuôn làm bằng chất liệu sứ, chuyên được sử dụng làm bánh caramel, flan hay bánh lava cake, souffe.

Khuôn ramekin chuyên dùng làm bánh flan/caramel hay bánh souffle, lava cake.

j. Loại khuôn bánh mì Baguette

Bánh mì Baguette chuyên sử dụng khuôn này để làm bánh.

k. Loại khuôn Brioche

Nếu không để ý kỹ bạn có thể lầm khuôn brioche với khuôn bánh cupcake/muffin. Nhưng nếu nhìn kỹ hơn bạn sẽ thấy khuôn có phần miệng loe rộng, đáy khuôn hẹp và lòng khuôn sâu hơn. Loại khuôn brioche chuyên dùng để làm loại bánh mì của pháp – bánh mì brioche, đôi khi bạn vẫn có thể tận dụng loại khuôn này để làm các loại bánh cupcake hay muffin cỡ nhỏ.

l. Loại khuôn petit fours

Loại khuôn này thường dùng làm các loại bánh hay dùng làm món tráng miệng, với kích thước bé.

7. Dụng cụ làm bánh cơ bản: khuôn cắt bánh quy

a. Khuôn cắt bánh quy

Để có thể tạo ra những chiếc bánh xinh xắn, đáng yêu với nhiều hình dạng, khuôn cắt bánh quy sẽ giúp bạn điều này. Cần chú ý khi chọn mua nhớ lấy những chiếc khuôn có đũ độ sắc để cắt và chất liệu phải cứng, độ cao tối thiểu của khuôn từ 1,5-2cm.

b. Khay phẳng nướng bánh

Khay phẳng này dùng nướng bánh quy hoặc làm bánh cuộn các loại. Hình dáng của khay là hình vuông hay chữ nhật.

8. dụng cụ làm bánh cơ bản: các dụng cụ làm bánh kem

a. Đui và bao bắt bông kem

Có rất nhiều loại bao bắt bông kem chất liệu khác nhau: bằng vải, nilon. Với loại bằng vải bạn có thể giặt và dùng nhiều lần. còn loại bao nilon chỉ dùng 1 lần.

Đui có nhiều hình dạng khác nhau, với mỗi loại đui sẽ cho ra hình dáng khác nhau, tuỳ vào sở thích mà bạn chọn loại đui bắt bông kem nào để thực hiện.

b. Bàn xoay làm bánh kem

Để việc trang trí bánh kem, quét kem lên cốt bánh dễ dàng, bạn cần có một chiếc bàn xoay.

c. Dao chà láng mặt bánh kem

Để chiếc bánh kem có lớp kem mịn màng, chiếc dao chà láng sẽ giúp bạn việc này. Có dao này việc chét kem sẽ dễ dàng hơn, mịn đẹp và có lớp vân, sóng tự nhiên đẹp mắt.

d. Đế bánh đỡ bánh kem

Để đỡ bánh kem cần có đề bánh làm bằng bìa cứng. Bên cạnh đó còn khó các loại khuôn in hoa, in chữ để bạn tạo dấu, việc tạo dấu này sẽ giúp bạn khi bắt kem lên dễ dàng hơn, chỉ cần bắt kem theo dấu đã in sẵn trên bánh kem, tạo nhiều hình dáng khác nhau.

Để cắt được những lát bánh mì đều và đẹp, bộ khuôn-thớt cắt bánh mì sẽ giúp bạn.

9. Dụng cụ làm bánh cơ bản: Các dụng cụ khác

a. Chổi quét bột, bơ, dầu ăn

Một số loại bánh trước khi nướng, bạn thường quét 1 lớp trứng hay bơ, dầu ăn lên. Với chiếc chổi-cọ quét này, bạn sẽ thực hiện việc này dễ dàng hơn.

b.  Kichen torch/Đèn khò

Các lớp caramel trên bề mặt một số loại bánh cần phải dùng chiếc đèn khò này để đốt.

c. Thìa để múc kem

Các viên kem muốn tròn đều như nhau thì bạn cần sử dụng loại thìa này. Thêm một công dung nữa là thìa này sẽ giúp bạn đong đếm lượng bột bằng nhau vào các khuôn khi làm các loại bánh cupcake/muffin..

d. Máy xay

Để có thể xay những loại hoa quả hay hỗn hợp làm bánh nhỏ nhuyễn, thì chiếc máy xay là không thể thiếu.

Còn rất nhiều loại dụng cụ làm bánh khác. Nhưng nếu bạn chỉ làm bánh đơn thuần tại nhà, cho gia đình cùng thưởng thức thì với những dụng cụ được kể trên đây, bạn đã có thể thoả sức thể hiện tài năng của mình, bắt tay vào làm những chiếc bánh thơm ngon mà mình yêu thích.

0--1

Liên hệ xóa tin: [email protected]