Những loại rau quả không nên ăn nhiều trong mùa hè

Mùa hè có rất nhiều loại hoa quả phổ như quả mận, vải, dưa chuột... Tuy nhiên, một số loại hoa quả ăn quá nhiều sẽ gây nóng trong người, tích tụ chất độc.

15.5967
  • 1

    Quả đào

    Đào có vị ngọt mát, rất dễ ăn và giàu dinh dưỡng. Đặc biệt hàm lượng sắt cao trong đào cũng với protein, đường, kẽm, pectin… thích hợp với người bị bệnh thiếu máu. Ngoài ra, đào cũng giàu pectin, giúp hỗ trợ tiêu hóa, ngăn ngừa táo bón. Tuy nhiên, ăn quá nhiều đào có thể sẽ gây tiêu chảy và một số bệnh đường ruột cấp tính khác.

  • 2

    Quả mận

    Carotene trong mận khi vào cơ thể sẽ chuyển hóa thành vitamin A rất tốt cho mắt. Bên cạnh đó, hạt mận cũng chứa nhiều chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể như protein, chất béo, phốt pho, sắt, kali... Tuy nhiên, mận có tính nóng nên ăn nhiều có thể bị phát ban, mụn nhọt, nhất là đối với những người cơ địa có tính nhiệt. Bạn có thể xem thêm những tác hại không ngờ khi ăn quá nhiều mận trong mùa hè Tại đây 

  • 3

    Quả vải

    Vải có chứa hàm lượng cao các chất dinh dưỡng quý như magie, kali và một số vitamin, đặc biệt là vitamin C. Vì thế ăn vải giúp tăng cường sức đề kháng và có tác dụng làm da trắng hồng và mịn màng. Nhưng đối với những người dễ nhiễm cảm, có đờm, lên thủy đậu thì vải lại trở thành độc dược không nên ăn. Bởi nó sẽ làm bệnh nặng hơn và có thể gây nên những biến chứng. Ngay cả đối với người bình thường thì ăn quá nhiều vải sẽ bị váng đầu, buồn nôn, ra mồ hôi lạnh. Nhiều người thậm chí đã bị nổi nhiều mịn, đau đầu, choáng váng do ăn nhiều vải. 

  • 4

    Đậu đỗ

    Đậu đỗ là một loại thực phẩm được nhiều người ưa chuộng vào mùa hè nhờ vị thanh mát, dễ chế biến. Tuy nhiên, đậu đỗ cũng được xếp vào nhóm những loại rau quả bị phun nhiều thuốc trừ sâu nhất, không nên ăn nhiều vào mùa hè. Từ khi khai hoa, kết trái người trồng bắt đầu phun thuốc, vài ngày lại phun một lần. Vì vậy, lượng thuốc trừ sâu sẽ không kịp phân giải hết và có thể ngấm vào bên trong qua lớp vỏ rất mỏng của quả. Khi người tiêu dùng mua về, dù có ngâm, rửa kỹ thì cũng chỉ hạn chế được phần nào độc tố chứ không loại trừ hết được. Do đó, nếu không đảm bảo về nguồn gốc đậu đỗ bạn không nên ăn nhiều loại thực phẩm này trong mùa hè.

  • 5

    Dưa chuột

    Tương tự như đậu đỗ, dưa chuột rất phổ biến vào mùa hè, có tác dụng thanh nhiệt hiệu quả. Tuy nhiên, đây cũng là loại thực phẩm thường xuyên bị dùng các loại thuốc kích thích, thuốc trừ sâu ngay từ khi mới bắt đầu mọc lên. Thậm chí, dù đã ngâm rửa kỹ càng, nhiều người vẫn bị ngộ độc dưa chuột, đau bụng sau khi ăn. Do đó, bạn nên chú ý khi mua dưa chuột vào mùa hè. 

  • 6

    Giá đỗ

    Giá đỗ được đánh giá là một loại rau có tính mát, chứa khá nhiều chất dinh dưỡng, ngon và được nhiều người ưa chuộng để chế biến món ăn. Nếu loại rau này được làm bằng cách ngâm - ủ truyền thống thì rất sạch sẽ. Tuy nhiên, bây giờ những người làm giá đỗ đã sử dụng một số loại thuốc kích thích, urê để cho nó vươn tốt hơn, năng suất cao nên rất độc khi ăn giá đỗ. Nhiều người ăn giá đỗ xong thì thấy có triệu trứng đau bụng ngay sau đó. Bạn nên học cách tự làm giá đỗ ở nhà để ăn hoặc mua ở những địa chỉ uy tín.

  • 7

    Cà chua ương ương

    Thực chất trong cà chua có chứa loại độc tố là tomatidihe. Tuy nhiên khi cà chua chín đỏ, hàm lượng tomatidine chỉ còn rất nhỏ, bởi trong quá trình cà chua chín đỏ (chín cây hoặc chín dấm) thì độc tố này chuyển hoá thành chất không độc. Nhưng với cà chua ương ương (nhất là cà chua xanh) thì hàm lượng tomatidine rất cao, có thể lên tới 58mg/100g cà chua xanh. Do đó, ăn cà chua chưa chin có thể bị ngộ độc, xuất hiện các triệu chứng như váng đầu, lợm giọng, buồn nôn, trường hợp nặng nếu không cấp cứu rửa ruột, giải độc kịp thời có thể nguy hiểm tới tính mạng. 

  • 8

    Dưa muối chưa kỹ

    Các loại dưa muối nói chung (kể cả cà muối) là thực phẩm được chế biến bằng cách sử dụng muối trộn chung với một số thân, lá, hoa, quả, củ để làm lên men chua dưới tác dụng của một số vi sinh vật. Tuy nhiên, dưa hoặc cà muối chưa kỹ chứa nhiều nitrate, ăn vào rất có hại cho cơ thể. Bởi vì trong một vài ngày đầu muối dưa, vi sinh vật sẽ chuyển hóa nitrat trong các nguyên liệu thành nitric, làm hàm lượng nitric tăng cao, độ pH giảm dần (có nghĩa là độ chua tăng dần lên). Ăn dưa ở giai đoạn này thì có vị cay, hăng, hơi đắng vì chưa đạt yêu cầu. Loại dưa này chứa nhiều nitrate, ăn vào rất có hại cho cơ thể.

    Mình sẽ bật mí cách ăn hoa quả nóng trong mùa hè để tránh nổi mụn cho bạn : 

0--1

Liên hệ xóa tin: [email protected]