Những loại thuốc trị nhiệt miệng hiệu quả hiện nay

(VietQ.vn) - Có đến 20% dân số bị nhiệt miệng. Tuy không phải là bệnh nặng nhưng nó làm người bệnh đau đớn, dễ tái phát gây cản trở ăn uống và sinh hoạt.

15.5664

Nhiệt miệng có tên khoa học là bệnh ap-tơ (aphtes) – một bệnh của niêm mạc miệng rất hay gặp, nhưng căn nguyên bệnh vẫn chưa sáng tỏ. Bệnh có nhiều thể khác nhau, trong đó thể đơn giản nhất cũng là thể gặp nhiều nhất từ trước đến nay là loại ap-tơ thông thường.

Ap-tơ thường bắt đầu là một mụn nước nhỏ rất dễ giập vỡ để lại một vết trợt nông ở niêm mạc miệng, hình tròn hoặc bầu dục, đường kính từ 2-10mm, bờ rõ rệt, đáy màu vàng nhạt, xung quanh có một đường viền màu đỏ tươi, rất đau lúc nói hoặc khi ăn uống. 

 

Cách chữa nhiệt miệng hiện nay chủ yếu là điều trị triệu chứng, làm giảm độ tái phát của bệnh. Ảnh minh họa 

Khu trú của ap-tơ thông thường là mặt trong má, ở rãnh môi – lợi, ở đầu lưỡi, ở bờ bên và nơi hãm lưỡi, đôi khi kèm theo viêm toàn bộ niêm mạc miệng. Bệnh thường tự khỏi trong vòng 10-15 ngày, không để lại sẹo nhưng rất hay tái phát.

Về cách chữa nhiệt miệng, ngoài dùng các bài thuốc dân gian còn có thể điều trị bằng các loại thuốc tây. Do chưa biết rõ căn nguyên, cơ chế gây bệnh nên chủ yếu điều trị triệu chứng, làm giảm độ tái phát của bệnh:

Thuốc bôi trị nhiệt miệng

Oracortia: là thuốc mỡ bôi trực tiếp lên chỗ nhiệt,là loại thuốc mỡ chứa trong 1 túi nhôm màu xanh(như hình), giá chỉ có 7.5k. Mỗi lần bôi: các bạn lấy tăm bông(dùng để ngoáy tay) chấm 1 ít rồi bôi lên chỗ nhiệt. Thường thì bôi trước lúc đi ngủ (trưa, tối).

Kem bôi có chứa Triamcinolone acetonide: Thuốc được bôi ngày 3 lần, tốt nhất là sau bữa ăn chính và trước khi ngủ.

Amlexanox (aphthasol): Bôi ngày 4 lần, sau khi ăn và trước lúc ngủ.

Gel lidocaine: Gel 2% lidocaine bôi chỗ loét ngày 4 lần. Tránh nuốt thuốc sau khi bôi và không nên dùng quá 4 lần mỗi ngày để tránh độc tính.

Dung dịch sucralfate (thường được dùng trong loét tiêu hóa): Còn ít nghiên cứu liên quan đến việc sử dụng sucralfate cho loét aphthe. Thường dùng bằng cách ngâm 1 viên thuốc vào 5-10ml (1-2 muỗng cà phê) nước. Bôi đều dung dịch lên niêm mạc miệng, để thuốc thấm vài phút rồi nhổ ra. Thực hiện 4 lần trong ngày.

Gengigel 20ml và 1ml: Dạng tuýp gel bôi trực tiếp lên vùng vết thương. Chuyên sử dụng trong điều trị triệu chứng viêm (viêm nươu, viêm nha chu…), các tổn thương mô mềm trong nha khoa (lở miệng, chảy máu nướu, chỉnh nha…) và các tổn thương khác (vết bỏng nhẹ, vết thương hở mặt trên tay chân,…).

 

Cách chữa nhiệt miệng bằng các loại thuốc tây giúp nhanh chóng dứt bỏ cơn đau. Ảnh minh họa

Thuốc xịt trị nhiệt miệng

Gengigel spray 50ml: Dạng dung dịch lỏng đã pha loãng, sử dụng trong việc hỗ trợ dưỡng vết thương vùng miệng. Phòng ngừa và điều trị các vết lở miệng, chảy máu nướu, vết xước trong miệng… Rất phù hợp sử dụng cho trẻ em.

Nước súc miệng trị nhiệt miệng

Gengigel mouthrinse 150ml: Dạng dung dịch lỏng đã pha loãng, sử dụng trong việc hỗ trợ dưỡng vết thương vùng miệng. Phòng ngừa và điều trị các vết lở miệng, chảy máu nướu, vết xước trong miệng…Hỗ trợ điều trị và phòng ngừa các bệnh về răng miệng.

Thuốc tạo màng ngăn chữa nhiệt miệng

Thành phần của thuốc gồm : Sunfamethoxazon , Trimethoprim , serathiopeptit và hoạt chất tạo màng ngăn ( hoạt chất này dùng để làm bóng viên thuốc trước khi đóng vào vỉ ). Thuốc là dạng bột, bôi trực tiếp lên vết loét, ngày bôi 3-4 lần.

Trần Lệ (Tổng hợp)

 

0--1

Liên hệ xóa tin: [email protected]