Những loại vỏ trái cây tốt cho sức khỏe

Ăn vỏ các loại trái cây dưới đây thậm chí còn mang lại nhiều “điểm cộng” cho sức khỏe hơn là ăn ruột.

15.5674

Vỏ cam

Ước tính có khoảng hơn 60 loại chất flavonoid nằm trong vỏ trái cam, thành phần thực vật này có khả năng chống oxy hóa đối với sức khỏe. Theo các chuyên gia dinh dưỡng thì flavonoids trong trái cam tập trung nhiều nhất ở phần vỏ. Thành phần flavonoid Naringin cũng được tìm thấy trong trái bưởi và bỏ bưởi, vỏ cam

Minh chứng khoa học cũng cho thấy naringin là một loại chất chống oxy hóa cực mạnh có khả năng làm giảm quá trình bức xạ - hạn chế nguy cơ phá hỏng các tế bào trong cơ thể.

Ngoài ra một dạng flavonoid khác có tên hesperidin được tìm thấy trong lớp vỏ trắng của chanh, cam, bưởi, cũng là “vũ khí” tuyệt vời để giúp bạn chống lại rắc rối xương bị giòn xốp, gan nhiễm mỡ.

Chưa hết trong thành phần của vỏ cam, chanh, bưởi còn chứa hợp chất mang tên d – limonene đây là một dạng tinh dầu có khả năng chống lại nhiều căn bệnh ung thư nguy hiểm như ung thư ruột hoặc ung thư vú.

Cuối cùng không thể không nhắc đến một lượng lớn vitamin, khoáng chất, chất xơ có trong những loại trái cây này. Ước tính 1 thìa vỏ chanh có chứa lượng vitamin và chất xơ gấp ba so với 1 thìa tép chanh.

Vỏ xoài

Bạn nên ăn xoài cả vỏ vì trong vỏ xoài có rất nhiều chất tốt cho sức khỏe

Trong thành phần của vỏ xoài có chứa một lượng lớn chất chống oxy hóa, những thành phần hữu ích cho sức khỏe.

Đặc biệt Mangiferin là một loại chất chống oxy hóa cực mạnh có khả năng chống lại chứng bệnh viêm nhiễm, chống lại hợp chất gây ung thư, thường gặp nhất là ung thư da do ánh nắng mặt trời tấn công. Trong ngành công nghiệp mỹ phẩm, vỏ xoài được chiết xuất giúp chăm sóc da, chống lại tia UV từ ánh nắng mặt trời.

Vì thế khi ăn xoài bạn nên rửa sạch vỏ và ăn cả vỏ cả cùi để tận thu những lợi ích tuyệt vời của nó.

Vỏ nho đỏ

Trong thành phần của vỏ nho đỏ có chứa chất chống oxy hóa như resveratrol. Đây là thành phần có khả năng cải thiện sức khỏe tim mạch, phá tan những cục đông máu, giảm viêm nhiễm. 

Minh chứng khoa học cũng cho thấy resveratrol là “vũ khí” chống tế bào gây ung thư, làm chậm quá trình gây lão hóa.

Vậy nên khi ăn nho bạn nên ăn cả vỏ, khi uống nước ép nho cũng nên ép cả vỏ.

Vỏ táo

Các bác sĩ thường khuyên người bệnh là mỗi ngày nên ăn một trái táo để đẩy lùi nguy cơ bệnh tật. Trong thành phần của vỏ táo có chứa cellulose, nó là “chiếc áo giáp sắt” có tác dụng thanh lọc cơ thể, đào thải chất độc. Đây cũng là một bộ phận chứa pectin một chất giúp hệ tiêu hóa hoạt động ổn định và làm giảm mức độ cholesterol có hại.

Chưa hết vỏ táo cũng có tác dụng làm giảm viêm nhiễm đường tiêu hóa, tốt cho đường ruột. Minh chứng khoa học cũng có chứa lượng flavanoid nhiều hơn sáu lần so với thịt táo và lượng chất chống ôxy hóa cũng cao hơn hẳn.

Cho nên khi ăn táo bạn nên ăn cả vỏ, kể cả với những món sinh tố, salat bạn cũng nên áp dụng theo nguyên tắc này.

Khổng Thu Hà

0--1

Liên hệ xóa tin: [email protected]